Câu lạc vốn hóa 100.000 tỷ trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2025

Thống kê, toàn sàn chứng khoán có khoảng 18 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng (~ 4 tỷ USD) tính đến ngày 01/03/2025, trong đó có 7 doanh nghiệp Nhà nước.

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự phân hóa giữa nhóm doanh nghiệp do Nhà nước chi phối và các tập đoàn tư nhân lớn. Trong khi nhóm doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp thuộc ngành hàng không, viễn thông, liên tiếp lập đỉnh và gia tăng vốn hóa, nhiều tập đoàn tư nhân từng dẫn dắt thị trường lại có dấu hiệu chững lại.

Thống kê, toàn sàn chứng khoán có khoảng 18 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng (~ 4 tỷ USD) tính đến ngày 01/3/2025, trong đó có 7 doanh nghiệp Nhà nước. Đáng chú ý, top 4 doanh nghiệp hàng đầu đều là những tên tuổi do Nhà nước chi phối: Vietcombank (VCB), Viettel Global (VGI), BIDV (BID) và ACV.

Doanh nghiệp có vốn hóa thấp nhất trong Top 18 câu lạc bộ vốn hóa 100.000 tỷ đồng là Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (mã: LPB) với vốn hóa 108.000 tỷ đồng (tính đến 01/03/2025).

Còn doanh nghiệp có vốn hóa tiệm cận mốc 100.000 tỷ đồng và có nhiều cơ hội gia nhập câu lạc bộ này là CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN) với vốn hóa 97.300 tỷ đồng (tính đến 01/03/2025).

Vietcombank là ngân hàng quốc doanh dẫn đầu thị trường chứng khoán về vốn hóa từ đầu năm 2022 và giữ vững vị trí này cho tới nay. Vietcombank cũng là cái tên đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam vượt ngưỡng nửa triệu tỷ vốn hóa khi lập đỉnh mới vào tháng 7/2023. Dù đã điều chỉnh đôi chút nhưng nhà băng này hiện vẫn bỏ xa top phía sau trên đường đua vốn hóa với giá trị lên đến 520.000 tỷ đồng.

Vietcombank - Quán quân vốn hóa sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2022
Vietcombank – Quán quân vốn hóa sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2022

Theo sau Vietcombank, cổ phiếu Viettel Global liên tục tăng trưởng trong năm 2024 và có thời điểm đạt đỉnh lịch sử, nhờ đó vốn hóa cũng tăng trưởng vượt trội. Hiện tại, dù đã bị thu hẹp lại sau nhịp điều chỉnh, VGI vẫn đứng ở vị trí Á quân trong danh sách với giá trị vốn hóa 278.000 tỷ trong khi BIDACV theo sát, ghi nhận lần lượt 275.000 tỷ và 270.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều đại gia Nhà nước khác cũng góp mặt trong danh sách như VietinBank (CTG), PV GAS (GAS), GVR.

Và mới nhất vào ngày 05/02/2025 thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có thêm 1 doanh nghiệp có vốn hóa vượt ngưỡng 100.000 tỉ đồng là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty Cổ phần (VIMC) mã cổ phiếu là MVN. Cổ phiếu “ông trùm” ngành cảng và vận tải biển Việt Nam bứt phá mạnh từ đầu năm, qua đó lập đỉnh lịch sử mới tại 87.500 đồng/cp, hiện MVN đang có 1.200.588,000 cổ phiếu đang lưu hành. Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó lập kỷ lục hơn 105.000 tỷ đồng (~ 4 tỷ USD), tăng 60% từ đầu năm 2025.

Tuy nhiên đến ngày 18/02/2025 cổ phiếu bắt đầu lao dốc xuống 81.700 đồng/cp khiến vốn hóa MVN rớt khỏi cột mốc vốn hóa 100.000 tỷ đồng. Tính đến 01/03/2025 thì vốn hóa MVN chỉ còn hơn 92.000 tỷ đồng.

Còn nhớ giai đoạn 2020-2021 trước đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân thậm chí chi phối sàn chứng khoán Việt Nam, điển hình như bộ 3 “đình đám” Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE). Các doanh nghiệp “họ” Vingroup có thời điểm đạt tổng mức vốn hóa lên đến 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/4 giá trị toàn thị trường.

Thời điểm hiện tại, tổng vốn hóa của các doanh nghiệp “họ” Vingroup (tính cả VEFAC) cũng chỉ vào khoảng 381.000 tỷ đồng, chiếm 5,5% giá trị toàn thị trường.

Trong dài hạn, sự cạnh tranh giữa các khối doanh nghiệp sẽ tạo nên một bức tranh kinh tế cân bằng hơn, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Đánh giá 5 sao nhé bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com