Doanh nhân Lê Chí Hiếu – Chủ tịch HĐQT Thủ Đức House là ai?

Ông Lê Chí Hiếu là một doanh nhân kiêm nhạc sĩ người Việt Nam sinh ngày 01/11/1957 tại Mỹ Tho – Tiền Giang, từng là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thủ Đức House); Chủ tịch HĐQT CTCP Ngoại thương & Phát triển Đầu tư TP.HCM (Fideco).

Hiện ông đang nắm giữ 1.501.762 cổ phiếu TDH tương đương 1,333% cổ phần Thủ Đức House và 5.361.715 cổ phiếu FDC tương đương 13,88% cổ phần Fideco.

Ông là cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (UEH) chuyên ngành Ngân hàng (khóa 1976 – 1980).

Ngày 08/02/2022, ông Lê Chí Hiếu – Chủ tịch CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House) đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Thu Duc House và cả công ty liên kết – CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (Fideco).

Theo đơn từ nhiệm, ông Hiếu cho biết do vấn đề sức khỏe nên ông không thể tiếp tục giữ chức danh Chủ tịch tại Thu Duc House và Fideco, cũng như là người đại diện phần vốn của Thu Duc House tại CTCP Thương mại – Dịch vụ Lộc Phúc An. Do đó, ông xin rút khỏi HĐQT và đề nghị bầu lại chức danh Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 08/02/2022, đồng thời bầu bổ sung Thành viên HĐQT trong ĐHĐCĐ gần nhất.

Ông Lê Chí Hiếu còn nhấn mạnh kể từ ngày từ nhiệm sẽ “không ký bất kỳ hồ sơ gì với vai trò chủ tịch HĐQT của Thu Duc House”. Như vậy ông đã chính thức rời khỏi công ty bất động sản này sau gần 30 năm gắn bó.

Đáng chú ý, vị lãnh đạo kỳ cựu của Thu Duc House xin rút lui tại thời điểm doanh nghiệp này đang trải qua nhiều biến động, vướng nhiều lùm xùm về thuế.

Cuối năm 2020, Thu Duc House bị cục thuế TP.HCM ra quyết định truy thu gần 400 tỷ đồng, gồm tiền hoàn thuế GTGT bị thu hồi và tiền phạt chậm nộp trong kỳ thanh tra năm 2018 và nửa cuối năm 2019. Việc bị truy thu số tiền thuế lớn khiến TDH bị lỗ 363 tỷ đồng năm 2020.

Đến cuối năm 2021, công ty nhận được quyết định của Cục Thuế TP.HCM về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính theo kết quả thanh tra năm 2017-2018 với số tiền gần 100 tỷ đồng. Việc bị truy thu số tiền thuế lớn khiến công ty bị thua lỗ hàng trăm tỷ đồng, dẫn đến phải bán công ty con, thu hẹp quy mô các ngành nghề, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ.

Không chỉ bị truy thu thuế, nhiều lãnh đạo của công ty còn vướng vòng lao lý. Cuối năm 2021, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam cựu Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Bảo Hoàng và Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Trường Chinh do liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, các lãnh đạo khác của Thu Duc House cũng bị bắt gồm: bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Thu Duc House kiêm Giám đốc công ty Thuduc Wood; ông Quan Minh Tuấn – Kế toán trưởng Thu Duc House. Đây đều là các cá nhân nằm trong đường dây làm khống hồ sơ để chiếm đoạt tài sản thông qua việc hoàn thuế giá trị gia tăng.

Trước đó ông Lê Chí Thủ Khoa, em trai ông Lê Chí Hiếu được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Thu Duc House phụ trách lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp, nhiệm kỳ 2020 – 2025 từ ngày 01/11/2021. Phó Tổng Giám đốc Lê Chí Thủ Khoa sinh ngày 30/03/1970 có trình độ Thạc sỹ Quản trị kinh doanh và Marketing.

Không lâu sau khi ông Lê Chí Hiếu rời khỏi cương vị Chủ tịch HĐQT tại CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (mã: TDH), em trai ruột của ông Hiếu – ông Lê Chí Thủ Khoa cũng đã chính thức rời ban lãnh đạo của TDH. Cụ thể, vào ngày 23/02, HĐQT TDH đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Chí Thủ Khoa kể từ ngày 01/03/2021.

Ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House)
Ông Lê Chí Hiếu – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House)

Tiểu sử ông Lê Chí Hiếu

  • Họ tên: Lê Chí Hiếu
  • Sinh ngày: 01/11/1957
  • Số CMND: 020955215
  • Nơi sinh: Mỹ Tho, Tiền Giang
  • Địa chỉ: 1B1 Đường 25, Phường An Phú, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh
  • Trình độ:
    • Cử nhân – Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (1976 – 1980)
    • Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (1999 – 2001)
    • Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc tế Mỹ (2008 – 2010)
  • Gia đình:
    • Vợ: Phạm Thị Xuân Lan (sở hữu 522.470 cổ phiếu TDH tương đương 0,557% cổ phần)
    • Con: Lê Dã Hạc – Lê Xuân Phúc An

Quá trình công tác của ông Lê Chí Hiếu:

  • Từ 1980 – 1986: Công tác tại Ngân hàng Nhà nước Huyện Thủ Đức.
  • Từ 1986 – 1988: Công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng – CN Thủ Đức.
  • Từ 1988 – 1989: Trưởng phòng Kế hoạch – Thống kê – UBND Huyện Thủ Đức
  • Từ 1989 – 1992: Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch – UBND Huyện Thủ Đức; Ủy viên UBND Huyện Thủ Đức.
  • Từ 1994 – 2001: Giám Đốc Công ty Quản lý & Phát triển Nhà Thủ Đức.
  • Từ 2001 – 05/2015: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House)
  • Từ 06/2015 – 07/02/2022: Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House)

Các chức vụ khác:

  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ngoại thương & Phát triển Đầu tư TP.HCM (Fideco – Thủ Đức House nắm 43% vốn).
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thuduchouse Wood Trading (Thủ Đức House nắm 100% vốn).
  • Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thông Đức (Thủ Đức House nắm 100% vốn)
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt May Liên Phương.

Tuổi thơ cơ cực rèn giũa nên vị doanh nhân tài ba

Sinh ra trong gia đình có đến 7 anh chị em tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Chủ tịch Lê Chí Hiếu chia sẻ: gia đình gốc của hai bên nội ngoại đều khá giả, nhưng khi ba mẹ ra ở riêng thì phải tự bươn trải, con cái cứ đông dần khiến cái thiếu, cái khó lại ngày càng chồng chất.

Ba mẹ đều là giáo viên, nhưng đồng lương đi dạy không đủ sống, vì thế ba thậm chí chuyển qua nghề đạp xích lô, còn mẹ mở lớp tại nhà để dạy trẻ trong xóm. Không có tiền mua đất, gia đình phải xin cất nhờ căn nhà lá nhỏ trên một khoảng ao để sống tạm…

Ông trầm ngâm nhớ lại: “Ngày ấy ăn uống không được đầy đủ, hầu như không bao giờ được ăn sáng mà toàn phải nhịn đói đi học, lâu lâu có thằng bạn thương, nó mua cho củ khoai… Đến năm 1975, hệ thống trường Đại học ngưng tuyển sinh một năm, trong lúc chờ thi tôi đi làm thêm để có thu nhập, không phụ thuộc gia đình. Khi đó trải đủ nghề, từ đi bốc xếp ở chợ Bà Chiểu đến kéo xe ba gác chở gạo… Đi làm mới có chút tiền, mới được ăn sáng, mới biết tô phở là gì, tô hủ tiếu hay cơm tấm là gì…”.

Tiến sĩ, Chủ tịch Lê Chí Hiếu có một tuổi thơ cơ cực
Tiến sĩ, Chủ tịch Lê Chí Hiếu có một tuổi thơ cơ cực

Tuổi trẻ mơ ước học kỹ thuật, đăng ký thi trường Bách khoa, nhưng số phận lại lựa chọn để chàng trai trẻ Chí Hiếu trở thành sinh viên trường Kinh tế. Dù không phải nguyện vọng thực sự của bản thân, nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ chuyển ngang nghề bởi “lúc đó khó khăn lắm, ra trường lương tháng được 60 đồng, chỉ lo tập trung đi làm kiếm sống chứ đâu nghĩ được ‘mơ ước’ là gì”.

Xem thêm:

Một người nhạc sĩ tài ba, một doanh nhân mê âm nhạc

Nhiều người vẫn tưởng ông Chủ tịch Hiếu chỉ là một doanh nhân tài ba, một chuyên gia tài chính sắc sảo nên khá bất ngờ khi biết ông với vai trò là một nhạc sĩ, tác giả của nhiều ca khúc được giới trẻ yêu thích. Hơn thế, ngoài đời nhạc sĩ Hiếu còn là người hát hay, đàn giỏi.

Tính đến nay, ông Hiếu đã sáng tác khoảng 50 ca khúc, nhạc sĩ Lê Chí Hiếu là người sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng như: Cỏ hát, Nhịp Sài Gòn, Tuổi 20, Ra khơi… Ca khúc “Vững bước dưới cờ Đoàn” của ông đã trở thành bài hát truyền thống của ca Đoàn.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng đã từng hát nhạc phẩm của ông như: Quang Dũng, Hồ Quỳnh Hương, Hồng Hạnh, Ygaria, Trang Nhung, Nhã Ca, Maria Đinh… Thậm chí, một ca sĩ Phillippines vì quá thích thú với ca khúc Nhịp Sài Gòn đã đem về nước để hát.

Với ca sĩ Ygaria (con trai cố nhạc sĩ Ymoan), Lê Chí Hiếu là một nhạc sĩ thực sự bởi: “Những sáng tác của ông rất “chất” và nhiều cảm xúc. Trong album Thời gian, có một ca khúc cùng tên do Lê Chí Hiếu viết lời và tôi làm phần nhạc. Khi đọc các ca từ ông viết tôi bị mê hoặc, xúc động đặc biệt. Nhiều khi tôi không hình dung được tại sao với một dáng vẻ lịch lãm, điềm đạm của một doanh nhân lại có thể có những ca khúc sôi động, trẻ trung như Tuổi 20. Tôi cũng đã thể hiện nhiều ca khúc khác của ông như Mưa phùn cao nguyên. Dự định sắp tới tôi sẽ dựng lại bản Mưa phùn cao nguyên theo dạng Acoustic rock”.

Chia sẻ về chuyện sáng tác nhạc, ông Hiếu nói: “Âm nhạc cần cho cuộc sống như nhịp đập cần cho trái tim. Âm nhạc giúp con người lấy lại thăng bằng và nhìn cuộc sống với thái độ an nhiên…”.

Nhạc sĩ Lê Chí Hiếu - Tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng
Nhạc sĩ Lê Chí Hiếu – Tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng

Chúng tôi thắc mắc, là một doanh nhân thành đạt, lại là một nhạc sĩ, ở hai góc độ không có vẻ ăn nhập gì nhau lại diễn ra ngay trong một con người, ông Hiếu giải thích:

“Nghệ thuật là một phần của cuộc sống, chuyện ai đó mê âm nhạc cũng tương tự như người thích đánh golf, người hăng say tennis… Những niềm đam mê ngoài công việc này đôi khi lại trở thành chất xúc tác để con người xích lại gần nhau, thậm chí là khởi đầu cho một mối quan hệ hợp tác lâu dài trong kinh doanh. Và sẽ thế nào nếu con người sống chỉ biết làm và ăn mà như vậy thì sống không trọn vẹn. Hay nói đúng hơn là bạn đã làm nghèo cuộc sống của chính mình, dù có rất nhiều tiền…”.

Hành trình đồng hành và phát triển cùng Thủ Đức House

Ông Lê Chí Hiếu nhớ lại: Thời thập niên 80 thế kỷ trước, sau khi tốt nghiệp đại học, ông về công tác trong Ngân hàng Nhà nước, nơi không ít sinh viên kinh tế khao khát muốn đặt chân vào. Đang yên vị ông lại chuyển về UBND huyện Thủ Đức, làm trưởng các bộ phận kế hoạch, tài chính, thống kê kiêm trưởng ban quản lý công trình cho huyện.

Đến năm 1994, ông Hiếu được điều về làm Giám đốc Công ty Quản lý và phát triển nhà huyện Thủ Đức. Năm 1997, công ty chính thức chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường với nhiều dự án khu đô thị, chung cư tại 3 quận: 2, 9, Thủ Đức (tách ra từ huyện Thủ Đức cũ).

Thủ Đức House vốn là doanh nghiệp nhà nước, phụ trách việc quản lý hơn 6.000 căn nhà mà Nhà nước cho thuê trên địa bàn huyện Thủ Đức, tính chất công việc không hề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

“Trong hai năm đầu công việc rất khó khăn khi việc mua đất bắt đầu nổi lên, công ty được Ủy ban huyện giao cho việc đi đền bù đất giải phóng mặt bằng giúp các doanh nghiệp. Nguyên năm đầu tiên khi về công ty (công ty khi đó vừa thành lập được 3 năm), tôi phải tiếp từ cán bộ Viện kiểm sát đến thanh tra các cấp từ huyện tới trung ương, giải quyết hậu quả kiện tụng của người dân từ những năm trước để lại…”, Chủ tịch Lê Chí Hiếu kể về những ngày đầu bắt đầu làm việc ở Thủ Đức House

Năm sau, vị lãnh đạo của Thủ Đức House quyết định “trả” công việc quản lý nhà cho các công ty công ích thực hiện và bắt đầu nghĩ đến chuyện kinh doanh. Sẵn có quỹ đất, chủ yếu là đất ruộng để không, Thủ Đức House bắt đầu xây dựng những dự án nhà ở để bán đầu tiên. Từ đây, công ty mới đứng ra kinh doanh độc lập thực sự và hoàn toàn.

Với số vốn ít ỏi được nhà nước cấp cho ban đầu là 400 triệu đồng, công ty chỉ được định giá tài sản ở mức 12 tỉ đồng. Năm 2000, UBND TP.HCM có quyết định chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức như hiện nay.

Dưới sự lèo lái của Chủ tịch Lê Chí Hiếu, Thủ Đức House bắt đầu triển khai cổ phần hóa và đến 2001 thì hoàn thành. Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty tăng lên thành 15 tỉ đồng, nhà nước chỉ còn chiếm 20% nguồn vốn, còn lại đều huy động từ bên ngoài vào.

Năm 2006, công ty này đã chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là TDH.

Từ một doanh nghiệp có vốn chỉ vài trăm triệu đồng, đến nay Thủ Đức House có tổng tài sản hơn 2.000 tỷ đồng và hiện có hơn 50 dự án ở khắp các thành phố lớn. Đây là công ty Bất động sản đầu tiên thành lập công ty con tại Mỹ.

Ngày đó, dù thành phố đã có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng rất ít đơn vị thực hiện. Trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), Thủ Đức House là đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương này. Việc huy động vốn bằng cổ phần hóa vì thế rất khó khăn, hầu hết mọi người còn chưa biết cổ phần hóa là gì, việc đi chào mời nhà đầu tư mua cổ phần không hề đơn giản.

Ông Hiếu kể: “Tôi đã phải mở liên tiếp mấy hội nghị, kêu gọi từ bạn bè, thân hữu của mình mua cổ phần, những cổ đông đầu tiên mua cổ phần chủ yếu dựa trên niềm tin và uy tín của cá nhân mình… Sau chính những cổ đông này phải quay lại cám ơn mình vì chỉ bỏ ra 50 triệu đồng nhưng thu về đến mấy tỉ. Trước khi TDH lên sàn, giá cổ phần của công ty đã tăng thêm mười mấy lần so với ban đầu; đến thời điểm TDH lên sàn vào năm 2006, giá trị này thậm chí tăng gấp 33 lần”.

Đánh giá về Thủ Đức House, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cho biết, Thủ Đức House là một trong những DN đầu tiên của thành phố thực hiện cổ phần hóa. Sau đó, rất nhanh chóng công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và trở thành công ty đại chúng. Và đây cũng là một trong những công ty đầu tiên hợp tác với Tập đoàn Daewo (Hàn Quốc) từ hơn 10 năm trước. Là chủ tịch hiệp hội cũng là một doanh nhân tôi vẫn nhớ cảm xúc trước sự kiện này. Vì Việt Nam đã có một DN đứng ngang, bình đẳng với DN ngoài.

Với TP.HCM, Thủ Đức House đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển thị trường địa ốc, đặc biệt là khu vực quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9. Không chỉ phát triển dự án cao cấp như: Cantavil, Thuduc House còn các dự án phân khúc vừa như: Phước Long TDH Q9, Phước Long Spring Town… hay những dự án có giá phù hợp với người thu nhập thấp như: TDH Trường Thọ và TDH Phước Bình.

Thế nhưng không phải chặng đường nào cũng rải toàn hoa hồng. Nhớ lại giai đoạn 2011 – 2014, thị trường BĐS gần như đóng băng, hàng tồn kho chồng chất. Đi đâu cũng thấy dự án ngưng thi công vì thiếu vốn và không bán được. Ông Hiếu có một quyết định được giới kinh doanh BĐS xem là “điên rồ” khi khai trương Sàn giao dịch BĐS nhằm thu hút các công ty khác chung tay đẩy mạnh bán hàng.

Chủ tịch Lê Chí Hiếu chèo lái con thuyền Thủ Đức House trong thời kỳ "bong bóng" bất động sản
Chủ tịch Lê Chí Hiếu chèo lái con thuyền Thủ Đức House trong thời kỳ “bong bóng” bất động sản

Để thu hút người mua nhà, ông Hiếu đã ra một quyết sách đặc biệt là người mua chỉ cần thanh toán 40% sẽ được nhận nhà. Số tiền còn lại có thể thanh toán trong vòng 5 năm với lãi suất 0%. Ông bảo công ty đã giảm lợi nhuận, chấp nhận hòa vốn vì phần lời để bù vào lãi suất cho người mua nhà. Nhờ đó hàng làm ra vẫn bán được cho những người có nhu cầu thực sự. Chính nhờ quyết định trên mà hàng nghìn người có thu nhập thấp được “an cư lạc nghiệp”.

Song song nhiều giải pháp, chúng tôi thành lập tổ xuất nhập khẩu chuyên các sản phẩm nông sản, đẩy mạnh phát triển chợ đầu mối Thủ Đức. Thắt chặt mối quan hệ từ thương buôn đến nông dân nên nhanh chóng đẩy mạnh xuất nhập khẩu các sản phẩm sang nhiều nước trên thế giới. Nhờ đó, Thủ Đức House đã vượt qua cơn bão khủng hoảng một cách vững chãi nhất”, ông Hiếu chia sẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com