Giống như huyền thoại đầu tư Warren Buffett, triết lý đầu tư của Seth Klarman chịu ảnh hưởng nhiều từ Benjamin Graham. Bản thân ông từng nói: “Nếu Warren Buffett là học trò của Benjamin Graham thì ngày nay chúng tôi là những học trò của Warren Buffett”.
Tỷ phú đầu tư giá trị Seth Klarman là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư thành công nhất hiện nay. Ông chính là người đứng đầu của Baupost Group đặt trụ sở tại Boston – một trong những quỹ phòng hộ lớn nhất với quy mô tài sản khoảng 30 tỷ USD, chuyên tập trung tìm kiếm vào những khoản đầu tư mang lại giá trị cao trong dài hạn.
Cùng chịu ảnh hướng từ triết lý của huyền thoại Benjamin Graham, nhiều tờ báo đã ví von Seth Klarman là “Buffett thế hệ kế tiếp” hay “Nhà hiền triết xứ Boston” – tương tự như cách gọi “Nhà hiền triết xứ Omaha” của Buffett.
Thủa niên thiếu, ông đã tốt nghiệp Đại học Cornell năm 1979 và MBA tại Đại học Harvard năm 1982 và từng làm việc cho quỹ Mutual Shares. Ông cũng chính là tác giả cuốn sách “Margin of Safety, Risk Averse Investing Strategies for the Thoughtful Investor” (Tạm dịch là “Biên độ an toàn, Những chiến lược đầu tư phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư cẩn trọng”), cuốn sách đã trở thành tác phẩm kinh điển về đầu tư giá trị kể từ khi nó xuất bản lần đầu năm 1991.
Seth Klarman cũng là một trong những người quản lý quỹ có thu nhập cao nhất năm 2013. Ông ghét bị thua cuộc cũng nhiều như việc tận hưởng niềm vui từ việc kiếm tiền, và ông sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi cho một cơ hội đầu tư đúng đắn. Ông được biết đến như một người cần mẫn nhặt nhạnh đủ tiền mặt trong nhiều năm trời, để theo đuổi một cơ hội đầu tư khi nó xuất hiện.
Đối với Seth, từ lâu thị trường cổ phiếu đã nổi tiếng là mỏ vàng tiềm năng nhưng lại ẩn chứa đầy rẫy rủi ro. Bước chân vào lãnh địa, chúng ta có thể sau một phút đạt đến vinh quang tột đỉnh nhưng cũng có thể bị rơi xuống tận đáy chỉ trong chớp mắt. Tham gia vào cuộc chơi ấy, chỉ thông minh thôi chưa đủ. Một chiến thuật hợp lý, linh hoạt theo biến động của thị trường và một tâm lý vững vàng là những điều cần thiết.
Song, có được những yếu tố trên không phải là việc đơn giản. Đầu tư theo đám đông đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro cao và lợi nhuận thấp, nhưng hiện nay, có rất ít nhà đầu tư tránh được lối mòn này. Họ dễ bị tác động và thường làm theo số đông, họ đầu tư ồ ạt theo trào lưu và thiếu một chiến lược cụ thể cho riêng mình. Chính vì thế, họ thường chậm chân trước những cơ hội nhãn tiền mà cổ phiếu đem lại hay khó thoát ra khi thị trường biến động.
Vậy các nhà đầu tư phải làm thế nào để chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trên thị trường và đầu tư thành công? Đáp án duy nhất cho câu hỏi trên là họ cần có một chiến sách mang đậm bản sắc riêng, được xây dựng dựa trên một chiến lược cơ bản. Nói cách khác, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu rõ bản thân mình mà trước hết còn phải có kiến thức cơ bản về các phong cách đầu tư được đúc kết từ kinh nghiệm thành công của các nhà đầu tư đi trước hay cùng thời.
Quay trở lại với Seth, quỹ đầu tư do ông sáng lập và đứng đầu, nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ Seth đã từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp hai lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ. Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư của ông chỉ gói gọn trong những điều cơ bản dưới đây:
Luôn tập trung vào cổ phiếu công ty hoạt động ổn định
Khi lựa chọn cổ phiếu, Seth đưa ra chia sẻ ông sẽ chỉ tập trung vào những doanh nghiệp tạo ra doanh số và lợi nhuận tăng liên tục mỗi năm. Còn số năm là bao nhiêu tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của từng người.
Một điều quan trọng nữa chuyên gia này lưu ý là Nợ vay của doanh nghiệp không được quá lớn so với trị giá tài sản. Yếu tố này phòng trường hợp khi lãi suất vay tăng cao, công ty vẫn đủ khả năng trả nợ. Các nhà đầu tư ngắn hạn và lướt sóng có thể không quan tâm đến yếu tố này, nhưng trong dài hạn, đây là vấn đề cần được lưu ý.
Chẳng hạn như Warren Buffett yêu thích chiến lược dài hạn và muốn nắm cổ phiếu trong 15 năm. Ông ấy sẽ phải kiểm tra dữ liệu doanh nghiệp trước khi đầu tư với lịch sử hoạt động khoảng 10 năm. Trong khi đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chỉ cần thống kê dữ liệu trong 3-4 năm gần nhất để xem xét lại sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Lưu ý động thái giao dịch nội bộ công ty
Những giao dịch nội bộ có thể đến từ những lãnh đạo – người trực tiếp đang điều hành công ty như Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng… Bởi lẽ, đây là những người hiểu và nắm rõ nhất các hoạt động công ty.
Khi ban lãnh đạo công ty mua cổ phiếu, điều đó thường cho thấy họ tin vào giá trị dài hạn của công ty và đánh giá cổ phiếu đang bị định giá thấp. Tuy nhiên, Klarman cảnh báo rằng không phải lúc nào giao dịch nội bộ cũng chính xác, vì lãnh đạo có thể có động cơ khác như tạo niềm tin cho nhà đầu tư hoặc duy trì giá cổ phiếu.
Klarman xem xét giao dịch nội bộ như một chỉ báo bổ sung, nhưng ông không dựa vào nó để đưa ra quyết định đầu tư. Ông tin rằng giá trị thực tế và biên an toàn mới là yếu tố quyết định khi mua cổ phiếu.
Thế nhưng nếu hàng loạt cổ đông nội bộ lại bán cổ phiếu, các nhà đầu tư cũng nên sớm tính chuyện rút lui khỏi doanh nghiệp. Nhiều công ty chứng khoán hay đưa ra những báo cáo khuyến nghị mua – bán cho nhà đầu tư với từng mã cụ thể.
Dù vậy, ông cho rằng mỗi người nên tự có chiến lược riêng, hãy đọc và tự nghiên cứu những doanh nghiệp mình đang sở hữu cổ phiếu bằng các khả năng tìm tòi suy luận nhiều nhất có thể
Trên thị trường chứng khoán thế giới, ta cũng không hiếm bắt gặp từng một vài trường hợp NĐT nghe theo tin đồn khuyến nghị đầu tư mua vào cổ phiếu một doanh nghiệp khi mã này đang có giá rất rẻ. Tuy nhiên, hầu như nhiều nhà đầu tư khi đó không biết hàng loạt cổ đông nội bộ công ty này đồng loạt bán cổ phiếu doanh nghiệp. Chỉ một thời gian ngắn sau, thị giá cổ phiếu công ty trên rớt giá thê thảm và tạo ra nhiều cú sốc tâm lí đối với những người nắm giữ cổ phiếu của công ty này.
Chỉ mua khi thị giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực tế
Seth Klarman định nghĩa giá trị thực tế của cổ phiếu (intrinsic value) như một ước tính hợp lý về giá trị nội tại của một doanh nghiệp, dựa trên các yếu tố cơ bản như dòng tiền, tài sản và khả năng sinh lời trong dài hạn.
Theo Klarman, giá trị thực tế không phải là giá thị trường của cổ phiếu, mà là một con số khách quan, có thể ước tính bằng cách phân tích tài chính kỹ lưỡng. Ông thường sử dụng phương pháp giá trị tài sản ròng (net asset value) và chiết khấu dòng tiền (discounted cash flow – DCF) để xác định giá trị nội tại.
Thông thường, Seth cho biết ông tìm đến những cổ phiếu đang có thị giá thấp hơn giá trị thực tế.
Dù vậy, phần lớn giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi cung, cầu trên thị trường và đa số không phản ánh đúng giá trị thực. Cảm xúc nhà đầu tư là yếu tố luôn chi phối sự tăng, giảm giá mỗi cổ phiếu. Ngay khi một tin tức tiêu cực hoặc có lợi cho doanh nghiệp được tung ra, nhiều người có thể lập bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra giá trị thực một cổ phiếu là bao nhiêu và mua khi thị giá thấp hơn mức này.
Không chạy theo xu hướng ngắn hạn
Thay vì bị cuốn theo tin tức hoặc xu hướng ngắn hạn, Klarman luôn nhìn vào dài hạn. Ông cho rằng sự kiên nhẫn và kỷ luật giúp nhà đầu tư vượt qua những biến động của thị trường.
Tóm lại, Seth Klarman không tìm cách canh đúng thời điểm mua cổ phiếu mà tập trung vào việc tìm kiếm cổ phiếu bị định giá thấp và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội có biên an toàn đủ lớn. Ông cho rằng thời điểm lý tưởng để mua không phải khi thị trường lên hay xuống, mà khi giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực tế của nó một cách đáng kể.
- Warren Buffett: Rủi ro chỉ là tín hiệu mua hay không mua đối với nhà đầu tư
- Margin of Safety – sách ế thành sách hiếm của tỷ phú đầu tư Seth Klarman
- Ông Đinh Thành Lê – Thành viên HĐQT Thủ Đức House là ai?
- Ông Nguyễn Việt Quang – Tổng Giám đốc Vingroup là ai?
- Đừng hỏi thợ cắt tóc bạn có cần cắt tóc hay không?