Ban lãnh đạo ngân hàng OCB hiện nay gồm những ai?

Bài viết hôm nay Adautu.com giới thiệu đến bạn cái nhìn tổng quan về Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) và ban lãnh đạo ngân hàng OCB hiện nay gồm những ai?

Quá trình phát triển của ngân hàng OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông (tên Tiếng Anh là Orient Commercial Joint Stock Bank) hay còn gọi là ngân hàng OCB được thành lập từ ngày 10/06/1996 tại Tp Hồ Chí Minh và hoạt động theo giấy phép số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN VN cấp và quyết định thành lập số 1114/GP-UB ngày 08/05/1996 do UBNH Tp.HCM cấp với vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng.

Năm 2003, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Ngân hàng TMCP Nông thôn Tây Đô (Cần Thơ) đã quyết định sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Đông. Sau khi sáp nhập, Ngân hàng Phương Đông sẽ có vốn điều lệ 101,3 tỉ đồng.

Đến năm 2010, khi ông Trịnh Văn Tuấn, một doanh nhân trở về từ Ba Lan gia nhập OCB, ông chính là người thuyền trưởng dẫn dắt nhà băng này bước lên một nấc thang mới trong 10 năm qua. hiện ông Trịnh Văn Tuấn là Chủ tịch HĐQT ngân hàng OCB.

Với vị thế và tiềm năng tăng trưởng bền vững và liên tục, OCB đã tạo được niềm tin để Aozora Bank – 01 trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược vào tháng 6/2020 qua việc sở hữu 15% cổ phần tại nhà băng này.

Ngày 28/02/2021, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán OCB. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 22.900 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%, tương ứng vốn hoá Ngân hàng đạt 25.096 tỷ đồng. OCB là mã cổ phiếu ngân hàng đầu tiên niêm yết mới trên HoSE năm 2021.

Kết thúc năm 2020, ngân hàng OCB đạt doanh thu 12.038 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 3.534 tỷ đồng. Tính đến 30/06/2021, OCB có tổng tài sản 167.142 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 19.537 tỷ đồng.

OCB đứng thứ 11 trong top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu năm 2021 do Forbes Việt Nam công bố. Đây là năm đầu tiên Ngân hàng Phương Đông (OCB) được vinh danh ở hạng mục này. Cụ thể, OCB xếp thứ 11 với giá trị thương hiệu là 107,8 triệu USD.

Hiện nay tháng 12/201, ngân hàng OCB có vốn điều lệ là 10.959 tỷ đồng và vốn hóa thị trường đạt 35.500 tỷ đồng.

Trụ sở chính ngân hàng OCB hiện nay tọa lạc tại số 41 & 45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.

Cơ cấu sở hữu OCB:

  • Ngân hàng Aozora: 15.0%
  • VinaCapital Vietnam Opportunity Fund: 4.5%
  • Tổng Công ty Bến Thành – Công ty TNHH MTV: 3.97%
  • Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn: 4.43%
  • Trịnh Mai Linh (Con của Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn): 4.27%
  • Trịnh Mai Phương – Paula (Con của Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn): 3.75%
  • Cao Thị Quế Anh: 3.21%
  • Trịnh Thị Mai Anh: 2.94%
  • Phan Trung: 2.56%

Cơ cấu tài chính OCB:

  • Doanh thu: 12.038 tỷ đồng (năm 2020)
  • Lợi nhuận: 3.535 tỷ đồng (năm 2020)
  • Tổng tài sản: 167.596 tỷ đồng (Quý 3/2021)
  • Vốn điều lệ: 10.959 tỷ đồng (Quý 3/2021)
  • Vốn hóa: 36.500 tỷ đồng (Tháng 01/2022)

Xem thêm:

Ban lãnh đạo ngân hàng OCB hiện nay

Ban lãnh đạo ngân hàng OCB hiện nay gồm 8 Thành viên Hội đồng quản trị, 9 thành viên Ban giám đốc và 3 thành viên Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị OCB

Hội đồng quản trị ngân hàng OCB gồm 1 Chủ tịch và 7 thành viên Hội đồng quản trị.

  • Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch OCB
  • Phan Trung – Thành viên HĐQT
  • Ngô Hà Bắc – Thành viên HĐQT
  • Trịnh Thị Mai Anh – Thành viên HĐQT (con gái ông Trịnh Văn Tuấn)
  • Ito Takeshi – Thành viên HĐQT
  • YoshizawaToshiki – Thành viên HĐQT
  • Bùi Minh Đức – Thành viên độc lập HĐQT
  • Phạm Trí Nguyên – Thành viên độc lập HĐQT

Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch OCB là ai?

Ông Trịnh Văn Tuấn sinh ngày 28/11/1965 tại Hòa Bình, tốt nghiệp đại học Bách khoa Hà Nội loại giỏi, trở thành nghiên cứu sinh viên Bách khoa Warsaw (Ba Lan) và bắt đầu nhận thấy cơ hội kinh doanh tại thị trường này.

Khi sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh, giấc mơ của cựu Thủ khoa khoa Vô tuyến Điện tử – Đại học Bách khoa Hà Nội (Trịnh Văn Tuấn) là trở về trường làm nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, năm 1990, thời điểm ông Tuấn bắt đầu làm nghiên cứu sinh tại Đại học Bách khoa Warsaw (Ba Lan) – quốc gia này cũng như Đông Âu nói chung diễn ra nhiều thay đổi chính trị, kinh tế dữ dội. Vì thế, mục tiêu của ông Tuấn cũng dần thay đổi.

Khởi nghiệp với việc đưa những mặt hàng là vải vóc, quần áo từ Việt Nam sang bán tại Ba Lan qua đường bưu điện, ông Tuấn thành công nhanh chóng và chuyển sang quy mô lớn hơn với đường hàng không (cargo), rồi vận chuyển bằng tàu biển (container). Chỉ sau 3 năm, ông Tuấn đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên trong đời và chia tay giấc mơ nghiên cứu khoa học.

Nếu cố gắng hơn, tôi vẫn có thể lấy bằng Tiến sĩ ở Ba Lan trong khi làm kinh doanh nhưng tôi thích những gì thực tế. Hơn nữa, đó còn là vấn đề mang tính danh dự và mình phải trung thực với những gì mình làm nên tôi quyết định tập trung hẳn vào kinh doanh“, ông Tuấn chia sẻ

Trong giai đoạn thập niên 1990, ông Tuấn là một trong những doanh nhân người Việt thành công tại thị trường Đông Âu. Cũng thời gian này, ông lập gia đình với bạn gái cùng khóa, người theo ông sang Ba Lan từ đầu những năm 1990.

Năm 1996 ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, là thành viên sáng lập Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và ông cũng từng làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này trong 6 năm.

Trong cuộc gặp gỡ giữa các doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài với Thủ tướng (lúc đó là ông Võ Văn Kiệt) nhân dịp Tết Nguyên đán, ý tưởng thành lập một ngân hàng do những người Việt ở nước ngoài góp vốn được đề xuất. Sau đó, Ngân hàng cổ phần Quốc tế (VIB) được thành lập với nhiều cổ đông sáng lập đều là những ông chủ nhà băng lừng lẫy hiện nay và đều khởi nghiệp từ Đông Âu: Trịnh Văn Tuấn (Chủ tịch HĐQT OCB), Đặng Khắc Vỹ (Chủ tịch HĐQT VIB), Ngô Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT VPBank).

Ba banker này cùng với một doanh nhân nổi tiếng khác cũng khởi nghiệp từ Đông Âu rồi về Việt Nam làm Chủ tịch HĐQT Techcombank (ông Hồ Hùng Anh) tạo nên “Đông Âu Tứ hùng” trong giới ngân hàng Việt Nam

Tháng 08/2010, ông Tuấn bất ngờ rời VIB sang OCB. Từ năm 2012, ông Tuấn lên làm Chủ tịch OCB và giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của nhà băng này suốt thập kỷ qua.

Gia đình Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn giàu cỡ nào?

Theo báo cáo quản trị bán niên của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố, tại ngày 13/7/2021, ông Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng sở hữu 48,59 triệu cổ phiếu OCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,43%.

Người nhà của Chủ tịch OCB cũng sở hữu lượng cổ phiếu rất lớn của ngân hàng. Trong đó, bà Cao Thị Quế Anh, vợ ông Tuấn sở hữu 35,2 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 3,21% vốn cổ phần ngân hàng.

3 người con gái của ông còn sở hữu lượng cổ phiếu nhiều hơn số cổ phiếu của ông và vợ. Cụ thể:

  • Trịnh Thị Mai Anh hiện là Thành viên HĐQT sở hữu 32,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,94%;
  • Trịnh Mai Phương – Paula sở hữu hơn 41 triệu đơn vị, tỷ lệ 3,75%;
  • Trịnh Mai Linh sở hữu hơn 46,8 triệu đơn vị, tỷ lệ 4,27%.
  • Chỉ riêng Trịnh Mai Vân, cũng là con gái của ông Tuấn, nhưng không sở hữu cổ phiếu nào.

Như vậy, gia đình Chủ tịch OCB đang nắm giữ tới hơn 200 triệu cổ phiếu OCB, tức sở hữu tới hơn 18,5% vốn cổ phần nhà băng này. Ngoài ra, tổ chức liên quan tới gia đình ông Tuấn, Công ty TNHH Đầu tư TQA (nơi vợ và con gái là thành viên HĐTV) sở hữu 12,4 triệu cổ phần OCB, tương đương tỷ lệ 1,13%.

Như vậy, tổng cộng ông Trịnh Văn Tuấn và người liên quan đang sở hữu tổng cộng 19,63% vốn tại OCB.

Ban giám đốc OCB

Ban giám đốc OCB gồm 9 thành viên trong đó có 1 Tổng Giám đốc, 4 Phó Tổng Giám đốc và 4 Giám đốc khối.

  • Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB
  • Huỳnh Lê Mai – Phó Tổng Giám đốc
  • Lý Hoài Văn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối KD tiền tệ và đầu tư
  • Trương Đình Long – Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối vận hành
  • Anirban Roy – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghệ và Ngân hàng số
  • Lê Đăng Khoa – Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp
  • Nguyễn Văn Hương – Giám đốc Khối Bán lẻ
  • Nguyễn Thành Phú – Giám đốc Khối Khách hàng Đại chúng
  • Nguyễn Thị Thùy Dương – Giám đốc Khối QL rủi ro

Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB là ai?

Ông Nguyễn Đình Tùng sinh ngày 30/11/1971, được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông kể từ ngày 24/08/2012. Ông tốt nghiệp MBA Trường Maastricht University, Hà Lan.

Quá trình công tác:

  •  Từ 08/2012 đến nay: Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
  • Từ 05/2012 đến 08/2012: Quyền Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Phương Đông
  • Từ 04/2012 đến 05/2012: Phó Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Phương Đông
  • Từ 05/2009 đến 04/2012: Phó Tổng Giám đốc, Phụ trách Kinh doanh – Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)
  • Từ 11/2008 đến 04/2009: Giám đốc Quốc gia – Ngân hàng ING Private Banking, Singapore
  • Từ 01/2006 đến 06/2008: Phó Tổng Giám đốc, Phụ trách Khối Khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
  • Từ 04/2002 đến 01/2006: Giám đốc Chi nhánh TP.HCM, Giám đốc Vùng Miền Nam – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
  • Từ 11/1992 đến 04/2002: Phó Giám đốc Chi nhánh TP.HCM – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)

Ban kiểm soát OCB

Ban kiểm soát OCB gồm 3 Thành viên

  • Nguyễn Thị Thúy Minh – Trưởng Ban kiểm soát
  • Phạm Quang Vinh – Thành viên Ban kiểm soát
  • Đặng Thị Quý – Thành viên Ban kiểm soát
5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com