Một ly cà phê hàng ngày tại Starbucks có giá 4 USD (khoảng 100.000 đồng). Giả sử thay vì uống cà phê, bạn tiết kiệm được 100.000 đồng đó và đầu tư.
Có thể hiểu rộng ra là nếu mỗi ngày bạn tiết kiệm 1 ly cà phê hay trà sữa giá 50.000 đồng tại Trung Nguyên Coffee, Highland Coffee, Phúc Long Tea, Toco Toco hay Katinat… và dùng khoản tiền để đầu tư thì tương lai bạn sẽ thu được một khoản tiền cực kỳ lớn mà bạn cũng không ngờ đến.
Hiệu ứng ly cà phê hay Bẫy chi tiêu “Latte Factor”: Người thành công nào cũng biết mà tránh, người nghèo vẫn cứ đâm đầu. Bất kể khoản chi nhỏ nào cũng có thể lớn hơn khi cộng dồn qua từng ngày, từng tháng, từng năm… Cái bẫy “latte factor” luôn chờ trực cản trở bạn trên con đường làm giàu…
Cùng nghiền ngẫm câu chuyện dưới đây…
Hiền Trang (28 tuổi, nhân viên văn phòng) thường tốn khoảng 100.000 đồng để uống cà phê mỗi ngày. Cô nghĩ khoản chi này hợp lý vì nó giúp tỉnh táo và tăng năng suất công việc. Tuy nhiên, chỉ cần làm một phép tính đơn giản thì mỗi tháng Hiền Trang sẽ tốn 3 triệu đồng để uống cà phê. Con số này là 36,5 triệu đồng cho một năm.
Minh Đức (25 tuổi, quản lý dự án) cũng thường rơi vào trạng thái “rỗng túi” cuối tháng dù mức thu nhập của anh khá cao, trong khoảng 20-30 triệu đồng. “Tôi ít mua sắm quần áo, mỹ phẩm, cũng không đi du lịch thường xuyên. Chi tiêu của tôi chủ yếu cho các khoản lặt vặt như ăn uống, đặt xe công nghệ, trả phí một vài ứng dụng. Lúc nào tôi cũng nghĩ mình có tiêu gì đâu mà hết tiền”.
Tuy nhiên, chỉ một tháng theo dõi thử ứng dụng đặt xe, anh phát hiện ra mình tốn hơn 4 triệu đồng/tháng chỉ cho việc di chuyển. Cả 2 nhân vật này đều đã mắc phải một “cái bẫy” trong chi tiêu, thường được gọi với cái tên Latte Factor hay hiệu ứng ly cà phê.
Vậy Hiệu ứng ly cà phê – Latte Factor là gì?
Latte Factor là khái niệm do nhà văn kiêm nhà tư vấn tài chính David Bach đưa ra. Ông từng nói: “Gặp vấn đề tiền nong không phải là do thu nhập quá ít, mà là do chi tiêu quá nhiều!”. Khái niệm này hiểu đơn giản là những khoản tiền nhỏ được chi tiêu thường xuyên tiêu tốn nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Đó là một cốc cà phê buổi sáng, một gói đăng ký nghe nhạc trực tuyến… Việc chi tiêu vô thức cho những thứ nhỏ nhặt hàng ngày này không mang lại bất kỳ giá trị nào cho cuộc sống của chúng ta.
Hãy thử ghi lại chi tiêu mỗi ngày xem, ta có thể không chi một khoản lớn tới vài trăm ngàn USD, nhưng những món nhỏ lẻ chỉ vài ba USD thì chắc chắn là có. Chẳng hạn, trong một tháng, một cốc cà phê mỗi ngày tốn 92 USD; phí thành viên của các trang web thể thao tốn 30 USD; tạp chí và sách các loại tốn 30 USD…
Có không ít người biết tới sự tồn tại của Latte Factor, thế nhưng họ lại không thể tìm cách từ bỏ. Hẳn chúng ta từng có một lần tự nhủ rằng: “Tôi uống trà sữa chỉ để cho vui thôi. Nếu ngay cả số tiền nhỏ vậy tôi cũng tiêu không được, thì cuộc sống còn ý nghĩa gì nữa!”. Tất nhiên ta chỉ chi các khoản vô cùng nhỏ, nhưng tích tiểu thành đại, chúng sẽ trở thành một món tiền khổng lồ.
Không ít người nói rằng họ muốn trở nên giàu có, đổi đời như các triệu phú, tỷ phú tự thân. Không phải ai cũng may mắn có xuất phát điểm tốt, vì thế ta nên tự dựa vào chính mình mà lập nghiệp. Và điều đầu tiên để gặt hái thành công không phải là điều gì đó xa lạ, mà là học cách tiết kiệm tiền.
Tiết kiệm là cách làm giàu chậm chạp, quả thực vậy, nhưng không có nghĩa là ta không thể đổi đời nhờ nó. Muốn đổi đời thì nghiến răng tiết kiệm chính là điều cơ bản. Khởi đầu này là số 1, thiếu nó thì dãy số 0 sau đó đều vô nghĩa. Để tiết kiệm một cách hiệu quả, hãy cố gắng loại bỏ các “Latte Factor” đi. Cứ giữ thói quen mua hàng tùy hứng như vậy, ta đã giao quyền chủ động của cuộc đời mình cho những ham muốn và cảm xúc chi phối.
Làm giàu thực ra chỉ là kỷ luật của người thành công mà thôi, bởi họ biết rằng “quản lý tài chính là quản lý cuộc sống”. Muốn loại bỏ thói quen này thực ra rất đơn giản, ta chỉ cần làm theo 3 bước như sau:
– Tìm ra Latte Factor của mình là gì: Thống kê chi tiêu, liệt kê các khoản chi mỗi ngày và tìm ra cái “bẫy” tiêu tiền ta đang mắc phải.
– Phản ánh nhu cầu tâm lý thực sự đằng sau “Latte Factor”: Ta thực sự chi tiền là để thỏa mãn điều gì?
– Tự hỏi bản thân xem có giải pháp thay thế lành mạnh và hợp lý hơn không
Suy cho cùng, mục tiêu của chúng ta là giảm căng thẳng trong cuộc sống, và tiêu tiền chỉ là một trong những cách đó. Nếu có một cách để xả stress mà không cần tiêu tiền, thì chúng ta thực sự không cần phải tiêu tiền một cách tùy tiện. Hãy nhớ rằng, xã hội sẽ không mở lòng chỉ vì ta nói “Tôi không có tiền”. Vận mệnh cũng sẽ không dành sự đặc ân cho bạn chỉ vì ta nói “Tôi rất nghèo”. Đừng để bản thân bị chìm đắm trong thú vui nhất thời mà lãng quên đi mục tiêu lâu dài.
Cùng phân tích bài toán phía sau Latte Factor
Một ly cà phê hàng ngày tại Starbucks có giá 4 USD (khoảng 100.000 đồng). Giả sử thay vì uống cà phê, bạn tiết kiệm được 100.000 đồng và dùng nó để đầu tư. Một năm số tiền bạn tiết kiệm được từ không uống cà phê là:
100.000 đồng x 365 = 36,5 triệu đồng
Bạn dùng 36,5 triệu đồng tiết kiệm được để đầu tư giả sử với lãi suất 10%/năm thì:
Sau 10 năm số tiền bạn có được là: 36,5 x (1 + 10%)^10 = 94,67 triệu đồng
Sau 20 năm số tiền bạn có được là: 36,5 x (1 + 10%)^20 = 245,55 triệu đồng
Sau 30 năm số tiền bạn có được là: 36,5 x (1 + 10%)^30 = 636,9 triệu đồng
Sau 40 năm số tiền bạn có được là: 36,5 x (1 + 10%)^40 = 1,651 tỷ đồng
Sau 50 năm số tiền bạn có được là: 36,5 x (1 + 10%)^50 = 4,284 tỷ đồng
Sau 50 năm bạn có số tiền 4,284 tỷ đồng, một con số cực kỳ bất ngờ và cực kỳ lớn nếu bạn chỉ cần tiết kiệm một con số nhỏ là 100.000 đồng ngay từ bây giờ.
Theo Forbes, hiệu ứng Latte Factor dù ngắn gọn nhưng vẫn tạo nên một số tranh cãi. Không ít người cho một ly cà phê giá vài chục nghìn đồng là đắt, không thực tế. Việc tăng trưởng của các khoản đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất tăng/giảm hay lạm phát. Ngoài ra, việc tiết kiệm hay thậm chí là cần kiệm như thế không phù hợp với Gen Z – thế hệ thích hưởng thụ và trải nghiệm.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt của latte factor là mỗi người cần chú ý cân đối chi tiêu, hạn chế xài tiền ngoài dự tính và biết cách đầu tư. Từng đồng tiền đều có tiềm năng sinh lãi, quan trọng là cách bạn khéo léo sử dụng.
Thay đổi thói quen, tiết kiệm có mục đích
Ăn ngoài và cà phê là một trong những điều đầu tiên cần cắt giảm khi bắt đầu học cách kiểm soát thói quen chi tiêu hàng ngày của mình. Thay vì uống cà phê mỗi ngày, bạn có thể thử uống cách ngày và sau đó mang cà phê tự pha từ nhà vào những ngày bạn không mua cà phê. Thay vì ăn trưa hàng ngày, hãy thử ăn ngoài hàng ngày.
Nếu bạn chỉ đến phòng tập thể dục mỗi tháng một lần, có lẽ đã đến lúc hủy thẻ thành viên dài hạn. Thay vì lái xe đi làm hàng ngày, bạn có thể thử đi xe bus đến nơi làm việc hoặc tìm một đối tác đi chung xe. Bạn không thường xuyên xem phim? Hãy hủy bỏ gói đăng ký Netflix.
Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải ép bản thân không được uống cà phê mỗi ngày nếu nó giúp bạn tỉnh táo để làm việc. Kiếm tiền có ích gì nếu chúng ta không thể tận hưởng nó? Đó là lý do tại sao việc thay đổi thói quen chi tiêu của chúng ta liên quan đến những điều chỉnh nhỏ, thay vì thay đổi hoàn toàn 180 độ.
Thực tế là một số vật dụng nhỏ hàng ngày chúng ta mua là một số niềm vui đơn giản của cuộc sống. Chúng là một niềm vui khi có thể tiêu số tiền mà chúng ta làm việc chăm chỉ.
Bài học lớn latte factor là tìm ra điều gì thực sự quan trọng đối với bạn và sắp xếp các ưu tiên theo thứ tự. Bạn cần nghiêm túc xem xét chi tiêu hàng ngày để xem liệu những chi tiêu nào đang được thực hiện một cách vô thức vào những thứ không quan trọng và không mang lại giá trị hay niềm vui lâu dài. Đó là thứ mà chúng ta nên loại bỏ.
Ngoài ra, việc tiết kiệm cũng trở nên có giá trị hơn khi bạn có một mục đích rõ ràng. Bạn đang tiết kiệm để làm gì? Lý do cuối cùng khiến bạn từ chối tách cà phê hôm nay là gì? Không có mục đích, việc bỏ qua một tách cà phê dường như không đáng giá.
00
Tuy nhiên, nếu bạn nói với bản thân rằng hôm nay tôi sẽ từ bỏ tách cà phê này để có thể có thêm tiền trả trước cho căn nhà của mình, thì điều đó khiến bạn phấn khích và tạo ra một mục tiêu thực sự trong việc tiết kiệm – một mục đích thực sự. Con đường dẫn đến sự giàu có về tài chính sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, việc biết mình cần gì và không cần gì thực sự có thể giúp bạn sống cuộc sống thoải mái mà không phải vay nợ hoặc tiêu quá nhiều vào tín dụng.
- Phạm Thu Hương Vingroup là ai? – Vợ Phạm Nhật Vượng là ai?
- Warren Buffett: Không nên bán tháo cổ phiếu khi xảy ra chiến tranh để tích trữ tiền mặt, vàng hay bitcoin
- Ông Lê Dư Đăng Khoa – Phó Tổng Giám đốc Thủ Đức House là ai?
- Đâu là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay (tháng 01/2021)?
- Cách mở tài khoản chứng khoán Pinetree Online 100% | 2023