Đâu là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay (tháng 01/2021)?

Trong một nền kinh tế thị trường thì tài chính – tiền tệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giống như máu lưu thông khắp cơ thể để nuôi sống cơ thể thì tiền tệ cũng đóng vai trò như vậy, lưu thông khắp nền kinh tế để duy trì hoạt động ổn định và sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, trái tim đóng vai trò điều hòa lưu thông máu thì ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý, điều tiết hoạt động lưu thông tiền tệ… định hướng cả chính sách phát triển của một quốc gia.

Các quốc gia phát triển nhất nhì thế giới thì hệ thống tiền tệ ngân hàng của họ cũng thuộc Top nhất nhì thế giới, để một đất nước phát triển thì cần một hệ thống quản lý tiền tệ phát triển, đặc biệt là ngân hàng. Vậy đâu là tiêu chí để đánh giá thế nào là một ngân hàng lớn nhất, ngân hàng tốt nhất?

Có khá nhiều tiêu chí để đánh giá quy mô hoạt động của một ngân hàng. Cụ thể tại Việt Nam chúng ta, để lựa chọn ra các ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay hay các ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay thì thường dựa vào các tiêu chí cụ thể sau đây:

  • Vốn điều lệ;
  • Tổng giá trị tài sản;
  • Mạng lưới hoạt động, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch;
  • Số lượng nhân viên;
  • Số lượng khách hàng;
  • Vốn hóa thị trường
  • Lợi nhuận sau thuế
  • Tỷ lệ nợ xấu

Cụ thể để đánh giá ngân hàng lớn nhất Việt Nam là ngân hàng nào thì thường dựa vào tiêu chí: Vốn điều lệ, Tổng tài sản, Vốn hóa thị trường…

Còn để đánh giá ngân hàng tốt nhất Việt Nam, hoạt động hiệu quả nhất thì thường dựa vào tiêu chí: Vốn hóa thị trường, Lợi nhuận sau thuế, Tỷ lệ nợ xấu….

Ngân hàng lớn nhất Việt Nam không có nghĩa đó là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”

Đâu là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay?

Khi nhắc đến ngân hàng nào là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay thì không cần phải suy nghĩ hay ngần ngại mà trả lời ngay và luôn rằng:

Ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV) thành lập ngày 06/05/1951 tại Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Trụ sở ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trụ sở ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là Thống đốc Nguyễn Thị Hồng sinh ngày 27/03/1968 tại Cầu Giấy, Hà Nội. Bà hiện là nữ Thống đốc đầu tiên trong lịch sử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập từ năm 1951 đến nay, Ngân hàng Nhà nước có tất cả 16 người từng đảm nhiệm vị trí Thống đốc.

Số liệu thống kê vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cho biết, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến ngày 31/8/2020 đạt 12.927.412 tỷ đồng (562 tỷ USD), tăng 2,77% so với cuối năm 2019, tăng 52,1% so với cuối năm 2016.

Về tổng tài sản

  • Nhóm ngân hàng TMCP tư nhân dẫn đầu với tổng tài sản đạt 5.472.171 tỷ đồng (238 tỷ USD), tăng 4,98% so với thời điểm cuối năm 2019.
  • Nhóm NHTM Nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, CBBank, GPBank, Oceanbank) có tổng tài sản đạt 5.387.509 tỷ đồng (234 tỷ USD), giảm 0,96% so với thời điểm cuối năm 2019.
  • Nhóm ngân hàng Liên doanh, nước ngoài có tổng tài sản đạt 1.444.401 tỷ đồng (62,8 tỷ USD), tăng 7,32%.
  • Nhóm công ty tài chính, cho thuê đạt 208.046 tỷ đồng (9 tỷ USD).

Về vốn điều lệ

  • Đến 31/08/2020, vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 627.644 tỷ đồng (27,3 tỷ USD), tăng 2,51% so với cuối năm 2019.
  • Nhóm ngân hàng TMCP tư nhân tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn điều lệ đạt 290.106 tỷ đồng (12,6 tỷ USD), tăng 1,90% so với  2019.
  • Nhóm NHTM nhà nước vốn điều lệ đạt 150.198 tỷ đồng (6,5 tỷ đồng), tăng 0,03% so với 2019
  • Nhóm ngân hàng Liên doanh, nước ngoài có tổng vốn điều lệ đạt 128.181 tỷ đồng (5,6 tỷ USD), tăng 6,14%…

Đâu là ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay là Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Khi nói điều này chắc nhiều người còn thắc mắc và không ít bất ngờ, tại sao ngân hàng Vietcombank là ngân hàng tốt nhất Việt Nam?

Ngân hàng Vietcombank có vốn hóa 360.000 tỷ đồng (15,6 tỷ USD) là ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn nhất, cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam (lớn hơn cả tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng).

Vietcombank cũng là ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam với lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 23.122 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ usd). Đây cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất có lợi nhuận trên 1 tỷ usd của Việt Nam.

Vietcombank – Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức ra mắt ngày 01/04/1963 tại Hà Nội, tiền thân của Vietcombank là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955.

Ngày 01/11/2019, Vietcombank đã khai trương hoạt động Văn phòng đại diện tại New York theo sự phê chuẩn của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên vượt qua được những điều kiện khắt khe để hiện diện tại thị trường Mỹ.

Trụ sở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Trụ sở ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

Tổng quan Vietcombank

  • Vốn hóa thị trường: 360.000 tỷ đồng (15,6 tỷ USD) lớn nhất Việt Nam
  • Lợi nhuận trước thuế: 23.122 tỷ đồng (1 tỷ usd)
  • Tổng doanh thu: 45.730 tỷ đồng
  • Vốn điều lệ: 37.089 tỷ đồng
  • Vốn chủ sở hữu: 80.883 tỷ đồng
  • Tổng tài sản: 1.222.719 tỷ đồng (53 tỷ usd)
  • Tổng huy động vốn: 1.039.086 tỷ đồng (45 tỷ usd)
  • Có 111 Chi nhánh với 472 phòng giao dịch hoạt động tại 54/63 tỉnh thành với 18.000 nhân viên
  • Thiết lập quan hệ với 1.316 ngân hàng tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ

Tại sao là ngân hàng “tốt nhất” Việt Nam

  • Không chỉ là ngân hàng lớn nhất, mà là doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam 360.000 tỷ đồng (15,6 tỷ USD).
  • Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế lớn nhất Việt Nam là 23.122 tỷ đồng (1 tỷ usd), Top 200 tổ chức tài chính ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn cầu
  • Là ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam và cũng là doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn thứ hai cả nước (sau tập đoàn Viettel).
  • Ngày 26/12/2007, Vietcombank thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất tại thời điểm đó và đã mang lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu từ thặng dư từ IPO lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng – một con số kỷ lục.
  • Ngày 30/09/2011, bán cổ phần chiến lược cho Mizuho Corporation Bank (tập đoàn Tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới) là thương vụ M&A lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong năm.
  • Ngày 18/12/2017 khởi động dự án Swift GPI trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được Swift chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn GPI và là ngân hàng chuẩn GPI thứ 60 trên toàn thế giới.
  • Ngày 28/11/2018, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo Basel II.
  • Ngày 28/12/2018 tăng vốn cấp 1 thành công, trở thành ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam.
  • Ngày 05/06/2019, Ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm có thời hạn 15 năm với Tập đoàn bảo hiểm FWD, ghi nhận kỷ lục về giá trị hợp tác lớn nhất tại thị trường Việt Nam là 1 tỷ usd.
  • Ngày 25/06/2019, là ngân hàng đầu tiên ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 200 triệu usd tài trợ các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
  • Ngày 01/11/2019, Ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có hiện diện thương mại tại Mỹ.
  • Là ngân hàng lớn đầu tiên đưa vào hoạt động Trung tâm ngân hàng số (chuyển đổi số) tại Việt Nam.
  • Ngân hàng đầu tiên trên thị trường phát hành thẻ chip contactless (thẻ chip không tiếp xúc).
  • Được bình chọn là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
  • Là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được tạp chí Euromoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất” thuộc gói giải thưởng “Awards for Excellence” là giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới trong ngành tài chính ngân hàng được Euromoney trao cho các ngân hàng dẫn đầu tại 100 quốc gia trên thế giới.
  • Tháng 6/2019, Tạp chí Forbes Việt Nam công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2019. Trong nhóm ngành tài chính, Vietcombank vinh dự là đại diện duy nhất trong các tổ chức tín dụng quy mô lớn mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, liên tiếp có mặt trong danh sách bình chọn suốt 7 năm qua.
  • Dẫn đầu các ngân hàng trong danh sách doanh nghiệp tỷ USD hiệu quả nhất Việt Nam của Tạp chí Nhịp cầu đầu tư.
  • Vietcombank là ngân hàng duy nhất nằm trong Top 10 thương hiệu dẫn đầu, giá trị thương hiệu đạt 246,5 triệu USD (tăng 68,6 triệu USD so với năm 2018), tiếp tục dẫn đầu các ngân hàng trên thị trường với khoảng cách 98,5 triệu USD so với ngân hàng đứng thứ 2 và 105,4 triệu USD so với ngân hàng thứ 3. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Vietcombank giữ vị trí là thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất trong danh sách bình chọn của Forbes Việt Nam.
  • Vietcombank tiếp tục được bình chọn là ngân hàng uy tín nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Vietcombank vinh dự nhận được danh hiệu này của Vietnam Report.
Vietcombank là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2020
Vietcombank là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2020

Vậy hiện nay Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng?

Để trả lời chính xác câu hỏi hiện nay Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng, năm 2021 Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng? là một câu trả lời tương đối khó.

Để trả lời chính xác nhất câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng là như thế nào.

Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm:

  1. Ngân hàng
    • Ngân hàng thương mại
      • NHTM Nhà nước
      • NHTM Cổ phần
      • NHTM 100% vốn nước ngoài
      • Ngân hàng liên doanh
    • Ngân hàng chính sách
    • Ngân hàng hợp tác xã
  2. Tổ chức tín dụng phí ngân hàng
    • Công ty tài chính
    • Công ty cho thuê tài chính
    • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác
  3. Tổ chức tài chính vi mô
  4. Quỹ tín dụng nhân dân
  5. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  6. Văn phòng đại diện

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy rõ Ngân hàng tại Việt Nam được chia gồm 3 loại: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng hợp tác xã.

Trong Ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phân loại gồm 4 loại: NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần, NHTM 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh.

Chúng ta cùng nhau phân tích sâu hơn về từng loại ngân hàng tại Việt Nam

Việt Nam có bao nhiêu Ngân hàng Thương mại?

Để biết chính xác có bao nhiêu ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì thống kê số liệu từng loại ngân hàng cụ thể:

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTM Nhà nước ((Ngân hàng Thương mại TNHH MTV)  là ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước nắm quyền  chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Hiện nay Việt Nam có 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước gồm:

  • Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp) – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam;
  • Ocean Bank (Ngân hàng Đại Dương) – Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương;
  • CB Bank (Ngân hàng Xây dựng) – Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng;
  • GP Bank (Ngân hàng Dầu khí toàn cầu) – Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu;

Trước đó các ngân hàng Ocean Bank, CB Bank, GP Bank đều là ngân hàng thương mại cổ phần (tư nhân) nhưng do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật nên Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần với giá bằng 0 đồng (quốc hữu hóa ngân hàng) và trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ chuyển đổi hình thức thành Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên.

Ngân hàng Ocean Bank, CB Bank, GP Bank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng
Ngân hàng Ocean Bank, CB Bank, GP Bank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTM cổ phần là ngân hàng đã cổ phần hóa, do nhiều tổ chức, cá nhân nắm giữ cổ phần sở hữu.

Hiện nay Việt Nam có 31 Ngân hàng Thương mại cổ phần trong nước, trong đó nhóm 3 NHTM cổ phần Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước nắm quyền chi phối kiểm soát gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV cùng với Agribank được gọi là “Tứ đại gia ngân hàng” , “Bộ tứ trụ ngân hàng” hay “4 ông lớn ngân hàng” là những trụ cột chính chống đỡ lên hệ thống ngân hàng, là nơi cung ứng vốn lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam.

Top 31 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam năm 2021 theo vốn điều lệ:

STTTHƯƠNG HIỆUTÊN NGÂN HÀNGĐỊA CHỈNĂM THÀNH LẬPVỐN ĐIỀU LỆ
1VietinbankCông thương Việt NamHà Nội03/26/198848,057.5
2BIDVĐầu tư và Phát triển Việt NamHà Nội04/26/1957 40,220.0
3VietcombankNgoại Thương Việt NamHà Nội04/01/196337,088.8
4TechcombankKỹ Thương Việt NamHà Nội09/27/199335,001.4
5VP BankViệt Nam Thịnh VượngHà Nội08/12/1993 25,299.7
6MBQuân ĐộiHà Nội11/04/1994 23,727.0
7SacombankSài Gòn Thương TínTP. Hồ Chí Minh12/05/1991 18,852.2
8ACBÁ ChâuTP. Hồ Chí Minh06/04/1993 16,627.4
9SCBSài GònTP. Hồ Chí Minh01/01/2012 15,231.7
10SHBSài Gòn – Hà NộiHà Nội11/13/1993 14,550.7
11EximbankXuất Nhập Khẩu Việt NamTP. Hồ Chí Minh05/24/1989 12,355.2
12MSBHàng Hải Việt NamHà Nội07/12/1991 11,750.0
13HDBankPhát triển Thành phố Hồ Chí MinhTP. Hồ Chí Minh02/11/1989 9,810.0
14SEA BankĐông Nam ÁHà Nội1994 9,369.0
15VIBQuốc Tế Việt NamTP. Hồ Chí Minh09/18/1996 9,244.9
16PVcom BankĐại Chúng Việt NamHà Nội09/16/2013 9,000.0
17LienVietPost BankBưu điện Liên ViệtHà Nội03/28/2008 8,881.4
18TP BankTiên PhongHà Nội05/05/2008 8,565.9
19OCBPhương ĐôngTP. Hồ Chí Minh06/10/1996 7,898.6
20Bac A BankBắc ÁNghệ An1994 6,500.0
21An Binh BankAn BìnhHà Nội05/13/1993 5,713.1
22Dong A BankĐông ÁTP. Hồ Chí Minh07/01/1992 5,000.0
23VietbankViệt Nam Thương TínSóc Trăng02/02/2007 4,190.2
24NCBQuốc dânHà Nội09/18/1995 4,101.6
25Nam A BankNam ÁTP. Hồ Chí Minh10/21/1992 3,890.0
26Viet A BankViệt ÁHà Nội07/04/2003 3,500.0
27Kien Long BankKiên LongKiên Giang10/27/1995 3,237.0
28Viet Capital BankBản ViệtTP. Hồ Chí Minh1992 3,171.0
29Saigon BankSài Gòn Công ThươngTP. Hồ Chí Minh10/16/1987 3,150.0
30Baoviet bankBảo ViệtHà Nội12/11/2008 3,080.0
31PG BankXăng dầu PetrolimexHà Nội04/17/1995 3,000.0

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

9 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
9 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có 9 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, trong đó có những ngân hàng với thương hiệu nổi tiếng, uy tin và thuộc Top những ngân hàng lớn nhất thế giới.

Top 9 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài lớn nhất Việt Nam 2021 theo vốn điều lệ

STTTHƯƠNG HIỆUTÊN NGÂN HÀNGTRỤ SỞQUỐC GIAVỐN ĐIỀU LỆ (TỶ ĐỒNG)
1HSBCNgân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam)TP. HCMAnh7,528.0
2Public BankNgân hàng TNHH MTV Public Việt NamHà NộiMalaysia6,000.0
3Shinhan BankNgân hàng TNHH MTV Shinhan Việt NamTP. HCMHàn Quốc5,709.9
4Woori BankNgân hàng TNHH MTV Woori Bank Việt NamHà NộiHàn Quốc4,600.0
5Standard CharteredNgân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam) Hà NộiAnh4,215.3
6CIMB BankNgân hàng TNHH MTV CIMB Việt NamHà NộiMalaysia3,203.2
7Hong Leong BankNgân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt NamTP. HCMMalaysia3,000.0
8UOBNgân hàng TNHH MTV United Overseas Bank (Việt Nam)TP. HCMSingapore3,000.0
9ANZNgân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam)Hà NộiAustralia3,000.0

Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam có 2 ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và ngân hàng Việt – Nga.

  • Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina Bank Ltd. – IVB) là ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1990. Các bên liên doanh của IVB hiện nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Cathay United (Cathay United Bank – CUB) của Đài Loan. Đến cuối năm 2018, vốn điều lệ của IVB là 193 triệu USD, trong đó VietinBank và Cathay United Bank mỗi bên góp 96,5 triệu USD.
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina Bank)
Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Indovina (Indovina Bank)
  • Ngày 19/11/2006, Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga có vốn điều lệ là 168,5 triệu USD.

Việt Nam có bao nhiêu Ngân hàng chính sách?

Ngân hàng chính sách trong tiếng Anh là Policy Banks. Ngân hàng chính sách là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà phục vụ cho các đối tượng khách hàng theo chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Ngân hàng chính sách không nhận tiền gửi từ dân cư, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có 2 ngân hàng chính sách là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội (Vietnam Bank for Social Policies – VBSP) là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập ngày 04/10/2002 tại Hà Nội.

VBSPcó mục tiêu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng Chính sách xã hội có vốn điều lệ là 10.700 tỷ đồng.

Đến 30/09/2017, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là hơn 179.000 tỉ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 169.000 tỷ đồng, gấp 24 lần so với khi thành lập.

Trụ sở ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Trụ sở ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank – VDB) là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập ngày 19/05/2006 tại Hà Nội.

VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thủy lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

VDB có vốn điều lệ là 30.000 tỉ đồng, là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-operative Bank of Viet Nam“, viết tắt: Co-opBank) tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội và có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Hiện nay Việt Nam có 1 ngân hàng hợp tác xã.

Trụ sở ngân hàng hợp tác xã Việt Nam - Coopbank
Trụ sở ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Coopbank

Vậy Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng?

Từ bài viết trên ta có thể nhận thấy rõ số liệu cụ thể từng loại ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, cụ thể như sau:

  • Có 04 ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước
  • Có 31 ngân hàng thương mai cổ phần trong nước
  • Có 09 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
  • Có 02 ngân hàng liên doanh
  • Có 02 ngân hàng chính sách
  • Có 01 ngân hàng hợp tác xã

Vậy hiện nay, Việt Nam tất cả có 49 ngân hàng đang hoạt động (tháng 01/2021)

Đó là chưa kể kến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 52 văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2021

Phần trên đã trả lời chính xác và cụ thể cho chúng ta biết được câu trả lời đâu là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay? và Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng đang hoạt động.

Và có một câu hỏi nhiều người hay thắc mắc nhất là: 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay gồm những ngân hàng nào? Câu hỏi này rất quan trọng vì khi chúng ta muốn gởi tiền tiết kiệm hay vay vốn kinh doanh… chúng ta không chỉ gởi tiền hay vay vốn tại một ngân hàng nào đó mà cùng lúc có thể gởi tiền hoặc vay vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau, bởi lý do muốn quản trị rủi ro thấp nhất và muốn đạt được nhiều lợi ích nhất có thể.

Và người ta thường đánh giá một ngân hàng như thế nào là lớn nhất dựa vào các tiêu chí như sau: tổng tài sản, vốn hóa thị trường; vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Trong đó tiêu chí vốn điều lệ hay được dùng nhất để đánh giá các ngân hàng.

Vốn điều lệ là 1 thuật ngữ chuyên môn kinh tế chỉ số vốn do chủ sở hữu (các thành viên, cổ đông…) đã góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định (có thể chưa góp nhưng sẽ góp vào một thời gian cụ thể sau này) và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.

Dưới đây là Bảng xếp hạng 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay đánh giá theo tiêu chí: vốn điều lệ. Cập nhật tháng 01/2021.

STTTHƯƠNG HIỆUTÊN NGÂN HÀNGTRỤ SỞVỐN ĐIỀU LỆ (TỶ ĐỒNG)
1VietinbankCông thương Việt NamHà Nội48,057.5
2BIDVĐầu tư và Phát triển Việt NamHà Nội40,220.0
3VietcombankNgoại Thương Việt NamHà Nội37,088.8
4TechcombankKỹ Thương Việt NamHà Nội35,001.4
5AgribankNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamHà Nội30,591.0
6VDBPhát triển Việt NamHà Nội30,000.0
7MBQuân ĐộiHà Nội27,987.6
8VP BankViệt Nam Thịnh VượngHà Nội25,299.7
9ACBÁ ChâuTP. HCM21,615.6
10SacombankSài Gòn Thương TínTP. HCM18,852.2

Vietinbank – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay là 48.057 tỷ đồng (2,11 tỷ usd).

Trong Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam thì có đến 5 đại diện thuộc sở hữu Nhà nước góp mặt gồm là “Tứ đại gia ngân hàng” là: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank và Ngân hàng phát triển Việt Nam nằm trong Top 6 ngân hàng lớn nhất.

Techcombank là ngân hàng thương mại tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, xếp hạng tư vượt mặt cả ông lớn Agribank.

Đặc biệt trong Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam thì có đến 8 ngân hàng ở vị trí đầu tiên có hội sở chính tại Hà Nội, còn lại 2 ngân hàng tư nhân có hội sở chính tại Tp HCM là ACB đứng hạng 9 và Sacombank đứng hạng 10.

Tổng vốn điều lệ của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam là 303.890 tỷ đồng (13,2 tỷ usd), một con số cực kì ấn tượng.

Những câu hỏi nhanh về ngân hàng? (Cập nhật tháng 11/2021)

1. Ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay là ngân hàng nào?

Trả lời: Ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV)

2. Ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam hiện nay là ngân hàng nào?

Trả lời: Ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam). Hiện nay vốn hóa của Vietcombank là 360.000 tỷ đồng (15,65 tỷ usd).

3. Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay là ngân hàng nào?

Trả lời: Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vietinbank (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam). Hiện nay vốn điều lệ của Vietinbank là 48.057 tỷ đồng (2,11 tỷ usd).

4. Ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay là ngân hàng nào?

Trả lời: Ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay là Techcombank (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam). Hiện nay vốn hóa của Techcombank là 185.000 tỷ đồng (8,04 tỷ usd), Techcombank cũng là ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 2 Việt Nam chỉ sau Vietcombank (15,65 tỷ usd), lớn hơn cả Vietinbank và BIDV.

5. Ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam hiện nay là ngân hàng nào?

Trả lời: Ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vietcombank. Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 là 15.471 tỷ đồng (672,7 triệu usd). Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank năm 2020 là 18.473 tỷ đồng (803 triệu usd).

6. Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng thương mại cổ phần trong nước?

Trả lời: Hiện nay Việt Nam có 31 Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com