Những thương vụ M&A khủng trong ngành bất động sản

Một số thương vụ M&A trên thị trường bất động sản đang diễn ra, ước tính giá trị giao dịch lớn. Bên đứng ra mua là doanh nghiệp trong nước.

Một khu vực thuộc dự án Saigon Sports City.
Một khu vực thuộc dự án Saigon Sports City.

Jencity Limited – một công ty con của Keppel (Singapore) đang tiến hành thoái 70% vốn tại Công ty TNHH Saigon Sports City (chủ đầu tư dự án Saigon Sports City 64 ha).

Tổng giá trị thương vụ ước tính từ 344 – 391 triệu SGD, tương đương 6.558 – 7.450 tỷ đồng, phụ thuộc vào kết quả thực hiện các cam kết trong theo thỏa thuận, đặc biệt là tiến độ phê duyệt pháp lý dự án.

Bên nhận chuyển nhượng bao gồm Công ty TNHH HTV Đại Phước sẽ mua 35% (qua hai đợt) và CTCP Bất động sản Vinobly sẽ mua 35%.

Cùng ngày Keppel phát đi thông báo về giao dịch, một trong hai doanh nghiệp bên mua đã phát sinh giao dịch tín dụng tại ngân hàng với tài sản bảo đảm là hợp đồng mua bán phần vốn góp tại chủ đầu tư dự án Saigon Sports City.

Giao dịch giữa Keppel và nhóm doanh nghiệp mới được diễn ra trong bối cảnh tiến độ triển khai dự án Saigon Sports City không đạt được như kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư.

Dự án được Keppel Land thuộc Tập đoàn Keppel hoàn tất M&A vào đầu năm 2018, khởi công từ cuối năm 2019 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2027. Tổng chi phí phát triển dự án được công bố vào thời điểm đó hơn 500 triệu USD, mục tiêu cung cấp ra thị trường 4.300 căn hộ cao cấp.

Dự án The Spirit Saigon (Khu tứ giác Bến Thành)
Dự án The Spirit Saigon (Khu tứ giác Bến Thành)

Tập đoàn Bitexco mới đây đã có thông báo chính thức về việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory, chủ đầu tư dự án The Spirit Saigon (Khu tứ giác Bến Thành).

Bitexco sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH Saigon Glory và đã thế chấp toàn bộ phần vốn góp này tại echcombank để đảm bảo các nghĩa vụ 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành.

DCIM101MEDIADJI_0443.JPG

Theo phương án chuyển nhượng đã được các bên thông qua, Bitexco sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội.

Đối với phần tài sản bảo đảm còn lại là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc tháp A cấu phần khu văn phòng và khách sạn của dự án The Spirit of Saigon vẫn được giữ nguyên.

Khu phức hợp ba tòa nhà Landmark 72 tại Hà Nội
Khu phức hợp ba tòa nhà Landmark 72 tại Hà Nội

Một thương vụ khác là Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc – chủ sở hữu của khu phức hợp ba tòa nhà Landmark 72, bao gồm toà nhà chọc trời cao thứ hai tại Việt Nam là Keangnam Hanoi Landmark Tower, muốn bán 100% cổ phần trong tài sản bất động sản này với giá hơn 1 tỷ won (tương đương khoảng 750 triệu USD theo tỷ giá hiện tại).

Công ty chứng khoán Mirae Asset của Hàn Quốc đang để mắt đến thương vụ mua lại tòa nhà chọc trời này. Bên cạnh đó, một số công ty quản lý quỹ bất động sản và hạ tầng cũng đang cân nhắc việc mua lại tòa nhà này.

Các thương vụ mới hoàn tất

Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), 9 tháng đầu năm nay, có nhiều thương vụ M&A bất động sản được ghi nhận đã giao dịch thành công.

Đầu tiên là Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI. SDI là đơn vị sở hữu trên 99% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Kinh doanh thương mại Sado và Sado đang là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail khi nắm 41,5% vốn. Giá trị giao dịch là 982 triệu USD.

Tiếp theo là thương vụ giữa Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị và nhà ở Tân Thành Bình Dương cho Công ty Sycamore Limited (thuộc CapitaLand), với giá trị lên đến 554 triệu USD.

Thương vụ thứ ba có giá trị 350 triệu USD là Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, thuộc Tập đoàn Công nghệ Tripod – Đài Loan và CTCP Sonadezi Châu Đức đã ký kết hợp đồng thuê lại đất tại khu công nghiệp Châu Đức. Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam sẽ triển khai xây dựng Nhà máy Electronic Tripod Việt Nam, diện tích khoảng 18ha tại khu công nghiệp Châu Đức.

Thứ tư là CTCP Đầu tư Nam Long hoàn tất chuyển nhượng 25% vốn tại dự án Nam Long Đại Phước (quy mô 45 ha) cho đối tác chiến lược Nhật Bản Nishi Nippon Railroad. Giá trị của lần mua bán này là 26 triệu USD.

Thứ năm là Great Master PTE.LTD (Singapore) mua lại 20% tổng vốn điều lệ của CTCP Trung Khởi, với giá trị 5 triệu USD. Được biết, Trung Khởi là doanh nghiệp đang đầu tư một số dự án lớn trên địa bàn Quảng Trị, trong đó có dự án khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú với quy mô 529 ha, tổng vốn đầu tư 4.533 tỷ đồng.

Thứ sáu là thương vụ Tập đoàn Kim Oanh (Việt Nam) hợp tác với NTT Urban Development, Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi Co Ltd (Nhật Bản) để phát triển The One World, một khu dân cư rộng 50 ha tại Bình Dương. Dự án được giới thiếu có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD bao gồm shophouse, nhà phố liền kề, biệt thự compound và căn hộ…

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại số 1 Phù Đổng, TP Pleiku
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại số 1 Phù Đổng, TP Pleiku

Ngoài ra, Tập đoàn Mường Thanh hồi tháng 8 đã có thông báo về việc tiếp quản khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại số 1 Phù Đổng, TP Pleiku từ Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai. Trước đó, quý IV/2023, Hoàng Anh Gia Lai thông tin đã thanh lý tài sản là Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai và thu về 180 tỷ đồng. Bên nhận chuyển nhượng khách sạn là Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai.

Đánh giá 5 sao nhé bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com