Ông Đặng Văn Thành là một doanh nhân người Việt Nam gốc Hoa sinh ngày 11/04/1960 tại Sài Gòn, xuất thân từ một gia đình có cha là đông y sĩ.
Ông Thành là nhà sáng lập Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) và Ngân hàng Sacombank. Hiện ông là Chủ tịch TTC Group và từng giữ chức vụ Chủ tịch Sacombank trong giai đoạn 1993-2012.
Ông được mệnh danh là “ông vua mía đường” Việt Nam. TTC Sugar do nhà ông nắm quyền kiểm soát là công ty mía đường lớn nhất Việt Nam nắm khoảng 46% thị phần.
Tiểu sử ông Đặng Văn Thành
- Họ tên: Đặng Văn Thành
- Năm sinh: 11/04/1960
- Nguyên quán: Trung Quốc
- Trình độ: Cử nhân Quản trị Kinh doanh – Cử nhân Quản trị Ngân hàng
- Gia đình:
- Vợ: Huỳnh Bích Ngọc
- Con: Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Huỳnh Anh Tuấn, Đặng Huỳnh Thái Sơn.
Quá trình công tác
- Từ 1978 – 1980 : Đi nghĩa vụ quân sự
- Từ 1980 – 1989 : Làm kinh tế gia đình, khởi nghiệp với cơ sở Thành Công (sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường)
- Từ 1989 – 1990 : Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công
- Từ 1993 – 1994 : Ủy viên HĐQT Sacombank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)
- Từ 1994 – 02/11/2012 : Chủ tịch HĐQT Sacombank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)
- Từ 2014 – nay: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group).
Con đường khởi nghiệp và phát triển của Sacombank
Xuất thân không phải từ một gia đình kinh doanh, bố là một đông y sĩ, nhà có 6 anh em, nhưng ông Đặng Văn Thành rất đam mê kinh doanh.
Cơ hội đến khi đất nước bước vào kinh tế thị trường, bạn bè rủ rê ông thành lập Thành Thành Công. Năm 1985, lang thang khắp miền Tây thu mua rỉ đường về Sài Gòn sản xuất thành cồn, chàng trai 24 tuổi như cá gặp nước, cơ hội cho tố chất kinh doanh bộc phát, ông cùng với vợ là bà Huỳnh Bích Ngọc lập nên Thành Thành Công. Tại thời điểm đó, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên, Thành Thành Công là một trong những cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Tp Hồ Chí Minh.
Từ sản xuất cồn bước qua kinh doanh nhà hàng, rồi thành lập hợp tác xã tín dụng, tiệm cầm đồ… tạo thành một chuỗi cửa hàng liên kế nhau trên đường Âu Cơ, nền tảng giúp công có cái nhìn đa diện từ sản xuất đến kinh doanh, điều hành dòng vốn chảy liên tục dưới nhiều hình thức.
Cuối 1989, các hợp tác xã tín dụng ra đời hàng loạt với lãi suất từ 12 – 14%/tháng. Chỉ chưa đầy 2 năm hàng loạt hợp tác xã tín dụng sụp đổ, Thành Công cũng không thoát khỏi tình trạng đó.
Ông Thành kể: “Khi đó tôi chỉ còn biết đứng nhìn các khách hàng đến rút tiền. Không có tiền họ ùa vào đập phá tranh giành tài sản. Suốt 6 tháng trời nhân viên chỉ được trả lương cầm chừng. Lúc ấy nếu không có một ‘hậu phương vững vàng’, chắc tôi không thể trụ nổi. Hàng ngày tôi lo đối phó ngoài ngân hàng, mọi công việc nhà hàng, sản xuất, thương mại đều giao hết cho vợ. Đến chiều được bao nhiêu tiền cô ấy vét hết tập trung ứng cứu kịp thời”.
Để tồn tại và tự cứu mình, Hợp tác xã Thành Công đã hợp nhất với ba HTX khác là Lữ Gia, Tân Bình, Gò Vấp cùng 1 ngân hàng lập ra Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng và xây dựng ngân hàng này trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Thuộc thế hệ doanh nhân đời đầu sau thời kỳ đổi mới, ông Thành nhận ra nhiều cơ hội từ thị trường còn bỏ ngỏ.
“Hồi ấy, tôi có nhiều cơ hội kinh doanh và trở thành tiên phong trong ngành khi vận hành Sacombank, đưa Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết vào năm 2006. Khi đó, nói đến niêm yết là nhắc về một cuộc chơi đẳng cấp”, ông Thành nhớ lại như chưa bao giờ ngừng tự hào về Sacombank.
Không chỉ là ngân hàng đại chúng đầu tiên tiên phong niêm yết cổ phiếu, Sacombank, dưới thời ông Thành, còn là ngân hàng đầu tiên lập công ty quản lý quỹ và công ty cho thuê tài chính.
“Ngân hàng là nghề mà tôi say sưa lắm, những gì cao quý nhất tôi sẵn sàng dành hết cho nó. Tôi không dám nói mình thành công, nhưng tôi tự hào là gần 80% giáo viên của cả nước là khách hàng của Sacombank, gần 80% nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn bốn sao là của Sacombank xây dựng”, ông Thành nói.
Được biết, khi vận hành Sacombank, ông Thành thường chỉ tuyển người mới về đào tạo chứ không lấy người của ngân hàng khác. Nên một thành công nữa của ông Thành là đội ngũ cán bộ ngân hàng do đích thân Sacombank đào tạo trở thành nguồn cung ứng nhân sự lớn cho ngành ngân hàng về sau.
Năm 2011 thế sự xoay vần, ông Đặng Văn Thành đã không thể chống lại được nhóm thâu tóm từ bên ngoài. Các cổ đông lớn lần lượt rút lui, bắt đầu là Dragon, Capital, sau đó là REE và ANZ, thời điểm này, nhiều bên đã đua nhau mua vào cổ phiếu để chiếm quyền kiểm soát ngân hàng.
Là người sáng lập Sacombank với số vốn ban đầu là 3 tỷ đồng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này liên tục trong 18 năm (15/07/1995), tuy nhiên đến cuối năm 2012 ông Thành đã phải rút khỏi Sacombank. Khi ông Đặng Văn Thành phải chuyển giao quyền điều hành cho người khác, ngân hàng này đã đạt quy mô vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản gần 150.000 tỷ đồng, còn lợi nhuận hằng năm đạt khoảng 3.000 tỷ đồng. Sacombank cũng sở hữu mạng lưới hơn 400 chi nhánh, hoạt động ở cả 3 quốc gia và có 9 công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Trầm Bê – Đặng Văn Thành: Từ bạn đến “thù”
Ít ai biết rằng, ông Trầm Bê và Đặng Văn Thành cùng là người Việt gốc Hoa và từng là bạn bè thân thiết. Cũng chính ông Đặng Văn Thành là người đã từng hướng dẫn và hỗ trợ ông Trầm Bê khi mới vào nghề ngân hàng tại Ngân hàng Phương Nam nhưng vì quá mê “cô hoa hậu” Sacombank của bạn thân, ông Trầm Bê đã dùng mọi cách để thâu tóm.
Sinh ra và lớn lên ở Trà Vinh trong một gia đình khó khăn, dù không am tường chữ nghĩa nhưng ông Trầm Bê đã bắt đầu dấn thân vào con đường kinh doanh và tạo nên một đế chế vững mạnh trong nhiều lĩnh vực. Sau khi đạt được không ít thành công, vào năm 2004, đại gia gỗ và bất động sản Trầm Bê dù không có nghề ngân hàng nhưng đã tham gia đầu tư và trở thành Thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) sau đó là Phó chủ tịch Southern Bank. Gia đình ông Trầm Bê hoàn toàn “kiểm soát” ngân hàng này.
Bỏ bạn, vì mê “con” của bạn
Vào thời điểm đó, ông Trầm Bê và ông Đặng Văn Thành, hai doanh nhân gốc Hoa này là bạn bè thân thiết. Ông Thành là người đã hướng dẫn và hỗ trợ ông Bê bước vào ngành ngân hàng.
“Cái bắt tay lớn nhất của cả hai vị doanh nhân này chính là thời điểm ông Trầm Bê mời ông Thành làm người giảng dạy cho cán bộ nhân viên Southern Bank lúc thời điểm những năm 2004, 2005. Tình bạn giữa họ từng lớn lắm, ăn uống cùng nhau, kinh doanh cùng nhau…” – Một nguồn tin thân cận với cả hai doanh nhân trên tiết lộ.
Khi ông Trầm Bê đến với Southern Bank cũng là thời kỳ “hoàng kim” của ngân hàng này, mỗi năm ghi nhận mức lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng. Năm 2007, SouthernBank đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỷ đồng.
Cùng với đó, ông Trầm Bê nhanh chóng gia tăng quyền lực của mình tại ngân hàng này bằng cách cho các con nắm giữ những vị trí lãnh đạo và thâu tóm phần lớn cổ phần, mặc cho cổ đông dài cổ ngóng chờ cổ tức.
Vào tháng 7/2011 trên thị trường ồn ào những đồn đoán xung quanh việc Ngân hàng Cổ phần Sacombank bị một nhóm nhà đầu tư nội thâu tóm. Và từ năm 2011-2014, một cuộc rượt đuổi tranh giành quyền kiểm soát đã diễn ra giữa 2 bên: Thâu tóm là Trầm Bê và phòng thủ là ông Đặng Văn Thành – người đã dồn sức góp công của xây dựng lớn mạnh Ngân hàng Sacombank. Theo nguồn tin thân cận, thời điểm đó ông Trầm Bê đã bộc lộ tham vọng với Sacombank.
“Tôi mê Sacombank, Sacombank như hoa hậu vậy” – lời của ông Trầm Bê.
Vào thời hoàng kim, năm nào Sacombank cũng thuộc nhóm “câu lạc bộ lợi nhuận ngàn tỷ”. Sacombank đã được ông Đặng Văn Thành xây dựng với một nền tảng vững chắc. Rủi thay, vòng xoáy thâu tóm đã khiến “cha đẻ” của Sacombank đã phải từ bỏ “đứa con” mình hết lòng nuôi nấng bấy lâu.
Sau nhiều chiêu thức, thương vụ sát nhập hoàn tất, chân dung người cầm đầu “ván cờ” thâu tóm Sacombank mới lộ diện, đó chính là “nhạc trưởng” Trầm Bê, người bạn thân thiết ngày nào của ông Đặng Văn Thành. Đây cũng là lúc tình bạn thân thiết nhiều năm giữa hai doanh nhân gốc Hoa này thực sự chấm dứt.
Quá trình thâu thóm
Theo đó năm 2010, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank chỉ nắm giữ khoảng trên 4%, con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh nắm giữ 3,5% và bà Huỳnh Quế Hà – Phó chủ tịch Sacombank nắm giữ khoảng 1,38%.
Vì thế, việc thay đổi cơ cấu cổ đông tại ngân hàng này không phải chuyện quá khó đối với ông Trầm Bê, khi mà ông có khả năng mua gom lại số cổ phiếu của Ngân hàng này.
Và vào đầu tháng 2/2012 Ngân hàng Eximbank cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank.
Với yêu cầu này, gần như toàn bộ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Sacombank đã được thay đổi mà nổi bật đó là chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank được trao cho ông Trầm Bê, sau khi ông rời khỏi ghế Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam.
Và để tiếp tục giữ thế thâu tóm, ông Trầm Bê không quên việc đưa con trai của mình là Trầm Trọng Ngân thế vào chiếc ghế này. Nghiễm nhiên Trầm Trọng Ngân trở thành Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam.
Còn con trai Trầm Khải Hòa cũng trở thành một thành viên trong Hội đồng quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5/2012.
Khi đó, dù không ai khẳng định nhưng hầu như đều ngầm hiểu rằng ông Trầm Bê đã nắm trong tay cả SouthernBank và Sacombank, nên không lấy gì khó hiểu khi ông Trầm Bê lại tiếp tục tham vọng sáp nhập hai ngân hàng làm một.
Dù đã từng bị các cổ đông Sacombank phản ứng dữ dội trong nhiều năm, gặp khó khăn trước chủ hôn là Ngân hàng Nhà nước thì cuối cùng “lễ cưới” giữa hai ngân hàng này cũng đã được tổ chức vào ngày 13/08/2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức đồng ý cho 2 ngân hàng Southern Bank và Sacombank sáp nhập dựa trên cơ sở tự nguyện của cả hai ngân hàng. “Cuộc hôn nhân” không môn đăng hộ đối này khiến báo chí ngày ấy tốn vô khối giấy mực.
Tin đồn ông Đăng Văn Thành bị bắt
Sáng 03/11/2012 Ngân hàng Sacombank đang tổ chức họp báo về việc thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị. Tại buổi họp, tân chủ tịch HĐQT của Sacombank lúc đó – ông Phạm Hữu Phú cho biết:
“Ngày 01.11, ông Đặng Văn Thành đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc trong lúc HĐQT của Sacombank đang họp. Cuộc họp HĐQT vẫn tiếp tục, và đồng ý để ông Thành từ nhiệm.
Đây là một hoạt động bình thường của Ngân hàng. Bởi tại cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2012, ông Đặng Văn Thành đã có phát biểu chuyển giao dần công tác quản trị điều hành cho nhân sự mới. Việc chuyển giao đã được thực hiện dần sang cho ông Trầm Bê và tôi.
Khi sự cố xảy ra, vì sự ổn định của Sacombank, chúng tôi đã có sự quyết định thay đổi nhân sự. Sự thay đổi này xuất phát từ cuộc họp ngày 10.7.2012, ngày 27.7 ông Thành xin rút ra khỏi chức danh chủ tịch HĐQT. Nhưng vào thời điểm này NHNN đang chuẩn bị làm việc với Sacombank nên chúng tôi đề nghị ông Thành tiếp tục duy trì chức danh của mình cho đến khi có đoàn thanh tra của NHNN vào”.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết đã sẵn sàng để hỗ trợ Sacombank trong việc thanh toán tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông thanh khoản của Sacombank khá tốt, có dấu hiệu tích cực. Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhận được hồ sơ xin thay đổi Chủ tịch, Ngân hàng Nhà nước tại Tp Hồ Chí Minh sẽ báo cáo với thống đốc.
Được biết, từ chiều 01.11.2012 tất cả các giám đốc, phó giám đốc và trưởng phòng chi nhánh Sacombank, sau giờ làm việc có thể về nhà nhưng phải duy trì liên lạc 24/24.
Thiếu “bầu sữa” Sacombank, TTC xuống dốc
Để Thành Thành Công trở thành một thế lực lớn như ngày hôm nay, Sacombank đóng vai trò rất quan trọng nhờ vào “bầu sữa” tín dụng của mình. Tuy nhiên, khi ông Đặng Văn Thành buộc phải rời Sacombank, Thành Thành Công đã xuống dốc.
Ông Đặng Văn Thành được coi là một trong những “huyền thoại” của ngành ngân hàng nhưng trước khi bước vào thị trường tài chính, ông Thành đã có những bước đi vững chắc cùng Thành Thành Công (TTC Group). Tuy nhiên, phải đến khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lên sàn và nhận được sự quan tâm từ thị trường chứng khoán, Thành Thành Công (TTC) mới vụt lớn nhờ “bầu sữa tín dụng” của Sacombank.
Tuy nhiên, khi biến cố xảy ra trong năm 2012, ông Đặng Văn Thành phải rời Sacombank. “Bầu sữa” tín dụng từ Sacombank đã ngừng rót cho hệ sinh thái Thành Thành Công khiến Tập đoàn này xuống dốc.
Thành Thành Công hưng thịnh cùng Sacombank
Ông Đặng Văn Thành khởi nghiệp từ rất sớm, từ năm 1979. Tiền thân của Tập đoàn Thành Thành Công là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà sáng lập ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc. Tại thời điểm đó, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên.
Năm 2006, công ty tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng. Chỉ 1 năm sau, vốn điều lệ vọt lên 500 tỷ đồng. Trong năm 2010 và 2011, vốn điều lệ Thành Thành Công lại tăng lên 1.000 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, từ năm 2006, thời điểm Thành Thành Công bắt đầu cho quá trình “phình to”, Sacombank bước vào thời kỳ hưng thịnh nhất. Cổ phiếu STB chào sàn và tăng như vũ bão cùng thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thời điểm, STB vượt mức 230.000 đồng/CP.
Nhờ vào bầu sữa tín dụng của Sacombank, Thành Thành Công không ngừng tăng về quy mô. Số vốn tăng mạnh được Thành Thành Công dùng để thâu tóm các đối thủ khác.
Ví dụ, trong lĩnh vực mía đường, Thành Thành Công đã mua lại Công ty cổ phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), một doanh nghiệp hàng đầu ngành mía đường tại Việt Nam của tập đoàn Bourbon đến từ nước Pháp. Hiện tại, công ty này đã đổi tên thành Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT).
Xuống dốc khi thiếu “bầu sữa”
Thời điểm đầu những năm 2010, Thành Thành Công được xem là một thế lực lớn. Thế nhưng 2012 đã trở thành năm bước ngoặt với Thành Thành Công nói chung và Đặng gia nói riêng. Trong một “cuộc chiến” thâu tóm kinh điển, Đặng gia yếu thế, ông Đặng Văn Thành phải rời ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank. Ông trắng tay rời ngân hàng do mình gây dựng lên.
Không chỉ ông Thành trắng tay, ông Đặng Hồng Anh, con trai ông Thành cũng gặp nhiều sóng gió. Hai cha con ông Thành phải “hy sinh” 80 triệu cổ phần, tương đương 7,4% vốn của Sacombank để cấn trừ nợ. Hiện tại, ông Thành “trắng tay” tại Sacombank. Còn ông Hồng Anh vẫn là cổ đông khi sở hữu lượng cổ phiếu STB trị giá khoảng 100 tỷ đồng.
Lượng cổ phiếu STB này dùng để cấn trừ nợ mà nhóm công ty thuộc Thành Thành Công đang thiếu tại Sacombank. Theo Vneconomy, có khoảng gần 172 tỷ đồng từ công ty Tín Việt; trên 678 tỷ đồng tại Sacomreal; hơn 329 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu Sacomreal; 18 tỷ đồng cho vay Thành Thành Công; khoảng 192 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu Thành Thành Công; hơn 148 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu công ty Đặng Huỳnh; gần 59 tỷ đồng cho vay công ty Thành Ngọc.
Các số liệu này cho thấy Thành Thành Công đã phụ thuộc tài chính vào Sacombank nhiều đến như thế nào.
Từ năm 2013, cánh cửa tín dụng của Sacombank gần như đóng lại với Thành Thành Công. Trong đó, Sacomreal (nay là TTC Land) gánh chịu hậu quả rõ ràng nhất.
Trong ĐHĐCĐ 2014, ông Hồng Anh đã xin lỗi cổ đông. Theo ông Hồng Anh, những biến cố gia đình đã khiến Sacomreal không thể tiếp cận được với các định chế tài chính. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Sacomreal xuống dốc. Tại thời điểm đó, nhân sự công ty đã giảm từ 428 người xuống còn 270 người.
Cho đến nay, Sacomreal vẫn chưa thể gượng dậy được. Cổ phiếu Sacomreal có chuỗi năm dài đằng đẵng giao dịch dưới mệnh giá. Đóng cửa phiên giao dịch 14/1, Sacomreal dừng ở mức 5.300 đồng/CP, thấp hơn 47% so với mệnh giá.
Ngành mía đường cũng không khả quan hơn. Đã có thời điểm, bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ ông Thành phải rời vị trí quen thuộc của mình. Một thời gian dài sau sự cố Đặng gia, bà Ngọc với con gái Đặng Huỳnh Ức My mới tái xuất khi mua vào hàng loạt cổ phiếu mía đường.
Xem thêm:
- Bà Huỳnh Bích Ngọc – “nữ hoàng” mía đường Việt Nam là ai?
- Đặng Hồng Anh – “thiếu gia” đa tài đến vị “shark” quyền lực là ai?
- Đặng Huỳnh Ức My – Công chúa mía đường Việt Nam là ai?
- Ông Bùi Tiến Thắng – Khai quốc công thần của TTC Land là ai?
- Nguyễn Thùy Vân – Bóng hồng quyền lực nhất TTC Land là ai?
- Nguyễn Đăng Thanh – “cậu học trò” tài năng của Chủ tịch Đặng Văn Thành là ai?
Chủ tịch TTC Group Đặng Văn Thành trở lại Sacombank
“Anh Đặng Văn Thành vẫn là Thành Sacombank, tôi chỉ là Minh Him Lam” – Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh
Sau gần 9 năm “vắng bóng”, sự xuất hiện của ông Đặng Văn Thành tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm thành lập Sacombank vào cuối năm 2019, đã gây nhiều chú ý.
Tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm của Ngân hàng Sacombank diễn ra tối ngày 20/12/2019, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank đã công bố kết quả kinh doanh của Sacombank trong năm 2019, bên cạnh đó ông Minh còn gửi lời tri ân đến ông Đặng Văn Thành – người sáng lập, nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Ông Minh cho biết, việc nhận vai trò Chủ tịch Sacombank là để quyết liệt cải tổ lại hệ thống quản lý tổ chức ngân hàng. Còn ông Đặng Văn Thành cùng với HĐQT của khóa trước đã xây dựng cho Sacombank một nền móng, hệ thống chiến lược bền vững. Chính vì vậy, quá trình tái cấu trúc của ông mới diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ.
“Tôi vào điều hành Ngân hàng Sacombank, nhưng hiện nay, thương hiệu Sacombank luôn gắn chặt tên tuổi ông Đặng Văn Thành và vẫn là “Thành Sacombank”. Còn tôi chỉ là “Minh Him Lam”.
“Với mong muốn giữ được thương hiệu Thành Sacombank, chúng tôi kỳ vọng ông Thành và chị Huỳnh Bích Ngọc và con trai Đặng Hồng Anh sát cánh, tạo điều kiện tư vấn để phát triển Sacombank ngày càng tốt hơn. Tiến tới xây dựng Sacombank là ngân hàng hạnh phúc”, ông nói.
Phát biểu này ngoài ý nghĩa ngoại giao, còn được giới đầu tư hiểu theo hướng phải chăng ông Minh đang muốn mời ông Thành trở lại và đồng hành để phát triển Sacombank.
Ông Thành cho biết ông Dương Công Minh và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank (thời ông Thành còn làm Chủ tịch Sacombank lúc đó bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Phó Tổng Giám đốc) đã mời tham dự lễ kỷ niệm Sacombank cách đây 3 năm, song ông từ chối vì chưa phải là lúc thích hợp nên chưa muốn xuất hiện. Và đến nay ông cảm thấy phù hợp hơn khi xuất hiện trở lại tại sự kiện lớn của Sacombank.
“Khi thấy thích hợp, tôi sẵn sàng tham gia thị trường ngân hàng. Vì tôi luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì sẵn sàng làm”, ông Thành chia sẻ.
Trước đó, tại sự kiện gặp gỡ báo chí tại TPHCM vào tháng 6, khi được hỏi về việc trở lại lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành cũng cho hay: “Máu làm ngân hàng vẫn còn, nhưng chắc thời điểm thích hợp sẽ quay lại, khi cơ hội đến”.
Có người hỏi tôi có trở lại ngành ngân hàng không? Tôi sẵn sàng trở lại, nhưng có thể không làm Sacombank, mà làm nơi khác”, ông Thành chia sẻ.
Những câu nói hay của Chủ tịch Đặng Văn Thành
“Nếu có kiếp sau vẫn muốn làm doanh nhân”
“Cuộc đời tôi giống như những đốt của cây mía”
“Tôi có lỗi khi để mất Sacombank”
- Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt – “tay trắng” sáng lập tập đoàn nghìn tỷ?
- Ông Ashish Shastry – Thành viên HĐQT Vinhomes
- Mở tài khoản chứng khoán DNSE nhận ngay 200.000 đồng | 2023
- Tháng 8/2022 mở mới 155.456 tài khoản chứng khoán, thấp nhất kể từ tháng 11/2021
- Bí mật đằng sau website “cổ lỗ sĩ” của Warren Buffett và đế chế ngàn tỷ usd Berkshire Hathaway