Huỳnh Bích Ngọc – “nữ hoàng” mía đường Việt Nam là ai?

Bà Huỳnh Bích Ngọc là một doanh nhân người Việt Nam gốc Hoa sinh ngày 02/07/1962 tại Bến Tre. Bà là Phó Chủ tịch TTC Group (Tập đoàn Thành Thành Công) và Chủ tịch TTC Sugar (CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa)

Bà Ngọc cùng với chồng là doanh nhân Đặng Văn Thành là nhà sáng lập TTC Group và ngân hàng Sacombank. Bà được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường”, TTC Sugar do nhà bà nắm quyền kiểm soát là công ty mía đường lớn nhất Việt Nam với khoảng 46% thị phần.

Chủ tịch TTC Sugar Huỳnh Bích Ngọc được mệnh danh là "nữ hoàng mía đường" Việt Nam
Chủ tịch TTC Sugar Huỳnh Bích Ngọc được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường” Việt Nam

Chủ tịch Huỳnh Bích Ngọc hiện là người giàu thứ 68 trên sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản hơn 1.291 tỷ đồng do bà đang sở hữu trực tiếp 67.551.864 cổ phiếu SBT, chiếm 11,1% cổ phần TTC Sugar.

Ông Thành và bà Ngọc sinh bốn người con, trong đó con trai cả Đặng Hồng Anh phân công mảng bất động sản, con gái Đặng Huỳnh Ức My phụ trách mảng nông nghiệp – mía đường, con trai thứ Đặng Huỳnh Anh Tuấn mảng du lịch. Còn con út gia đình Đặng Huỳnh Thái Sơn hiện đang du học.

Cây mía, hạt đường gắn liền với bà Ngọc từ tuổi thơ khó khăn, sau này là lĩnh vực để bà lập nghiệp và bén duyên cùng ông Đặng Văn Thành.

Vợ chồng Đặng Văn Thành - Huỳnh Bích Ngọc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập TTC Group
Vợ chồng Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập TTC Group

Đến vì nghề đường… vì mưu sinh

Những ngày đầu khởi nghiệp, bà Ngọc cùng chồng là doanh nhân Đặng Văn Thành rong ruổi ngược xuôi các tỉnh miền Tây Nam bộ để thu mua mật rỉ về nấu cồn. Giai đoạn ông Thành xây dựng Sacombank lớn mạnh, bà Ngọc chính là người đã điều hành mảng mía đường của TTC Sugar.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, bà Ngọc chia sẻ: “Có thể nói, cơ duyên đến với nghề đường của vợ chồng tôi đơn giản là vì mưu sinh. Tôi cũng là người luôn đi đầu trong việc áp dụng những cách làm mới, hướng đi mới để nâng cao năng lực không chỉ cho nhà máy của tôi mà cho cả ngành đường. Vì vậy, nhiều người còn nói đùa “trong máu của tôi cũng có đường”.

Lúc đó kinh doanh mật rỉ đường là nghề của dì ông Đặng Văn Thành, vợ chồng vị doanh nhân đã lập cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc…

Năm 1979, tiền thân của Tập đoàn TTC là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà sáng lập Ông Đặng Văn Thành và Bà Huỳnh Bích Ngọc. Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, bà Ngọc chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, khi ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc mới chính thức quản lý tiếp và sau đó là sự ra đời của Thành Thành Công.

Tại thời điểm bấy giờ, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên, Thành Thành Công là một trong hai cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1999, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH SX-TM Thành Thành Công được thành lập trên cơ sở phát triển của Cơ sở Cồn Thành Công. Trong giai đoạn này, Thành Thành Công ưu tiên phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh,

Đến ngày 28/7/2007, Công ty Thành Thành Công đã chuyển sang hoạt động ở mô hình mới – mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần SX – TM Thành Thành Công. Lúc này vốn điều lệ công ty đã tăng lên 500 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp mía đường mà tổ hợp Thành Thành Công nắm quyền chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn có thể kể đến: Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Biên Hòa (BHS), Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC), Mía đường 333 (S33), Mía đường Phan Rang, La Ngà,…

Không dừng lại ở tham vọng trở thành “ông trùm” ngành mía đường trong nước, TTC Group đã nhanh chóng nhắm tới mảng mía đường tại Lào, thông qua việc muốn mua lại nhà máy mía đường của HAGL với công suất đạt hơn 1 triệu tấn mỗi năm và vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha ngay cạnh nhà máy.

Hiện tại, thị phần của TTC Group chiếm hơn 46% cả nước. Sau khi sáp nhập BHS với SBT và mua lại toàn bộ mảng mía đường của HAGL thì TTC Group sẽ có vùng diện tích vùng nguyên liệu 63.000 ha tại Việt Nam, 6.000 ha tại Lào của HAGL và dự kiến mở 20.000 ha tại Campuchia.

Bà Huỳnh Bích Ngọc cùng các chuyên gia TTC Group thăm vườn mía nguyên liệu
Bà Huỳnh Bích Ngọc cùng các chuyên gia TTC Group thăm vườn mía nguyên liệu

Mẹ và con gái: chờ phiên đổi gác

Giới doanh nhân vẫn thường gọi bà là “Nữ hoàng mía đường”. Con gái bà – chị Đặng Huỳnh Ức My – được tôn xưng tương ứng là “công chúa mía đường”, hiện cũng đang tham gia điều hành TTC Sugar, bà đã có sự chuẩn bị như thế nào cho cuộc chuyển giao thế hệ?

Tuy nhiên, tôi coi việc kinh doanh như một công việc bình thường như bao nhiêu công việc khác. Tính tôi thích kinh doanh từ nhỏ, và phải bươn chải với ruộng đồng cũng như nhiều công việc để mưu sinh, vì vậy tôi rất “thấm” cái giá của sự thành công và sự cộng hưởng từ gia đình. Ức My cũng vậy.

Con gái giống tôi, không e ngại khó khăn, thử thách. Chặng đường TTC Sugar đã trải qua có phần công sức của Ức My, tham gia tái cấu trúc, áp dụng công nghệ vào quản lý, sử dụng các giải pháp tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế để đưa TTC Sugar đi xa hơn.

Dù vai trò của giới doanh chủ đang ngày càng được đề cao nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ thông qua việc kinh doanh mà tìm cho mình tên tuổi hay vị trí gì. Cho dù có làm gì thì cũng là làm cho gia đình, nơi tôi là vợ và là mẹ.

Việc Ức My tham gia vào điều hành không phải vì đam mê những hào nhoáng của nghề doanh nhân mà khởi nguồn từ thương mẹ. Kinh doanh, mà đặc biệt là làm sản xuất, thì vất vả vô chừng. Từ chỗ muốn đỡ đần mẹ, con gái tôi thành nghề. Từ nghề thành nghiệp. Thế nên nói chuyện chuyển giao nghe có phần “to tát” quá.

Bà Huỳnh Bích Ngọc và con gái - Đặng Huỳnh Ức My, đang tham gia điều hành TTC Sugar
Bà Huỳnh Bích Ngọc và con gái – Đặng Huỳnh Ức My, đang tham gia điều hành TTC Sugar

Quá trình này diễn ra tự nhiên. Chúng tôi cùng làm cùng học lẫn nhau. Ức My học từ mẹ kinh nghiệm – chuyện nghề, nhưng tôi cũng phải lắng nghe và cập nhật cùng con các kiến thức quản trị điều hành hiện đại và bài bản. Việc chuyển giao, theo cách mà bạn nói, theo tôi mấu chốt nằm ở “bên giao”. Rào cản lớn nhất là từ “bên giao” chứ không phải “bên nhận”.\

Trong mắt cha mẹ, con cái mãi mãi còn non nớt, còn trẻ dại. Tâm lý này ảnh hưởng rất lớn ở những công cuộc chuyển giao sự nghiệp của các gia đình doanh nhân, một phần cũng vì thế hệ đi trước va vấp nhiều, nghề doanh nhân lại quá nhiều thử thách nên thường trực nỗi lo cho con cái. Rất nhiều trường hợp “chuyển” mà không “giao”.

Tôi nghĩ ai cũng phải va vấp rồi mới lớn. Ban đầu giữa tôi và con gái cũng có nhiều bất đồng, nhưng may mắn con rất kiên nhẫn với tôi. Kiên nhẫn tháo dỡ cái rào cản là tính bảo thủ và sự mâu thuẫn của chính tôi đối với sự trưởng thành của con.

Cha mẹ luôn mong con trưởng thành, luôn mong con độc lập nhưng mâu thuẫn ở chỗ độc lập, trưởng thành dưới sự bảo bọc, hoặc “chỉ đạo” của cha mẹ. Tôi đã vượt qua được rào cản này, và lắng nghe nhiều hơn để đồng hành cùng con trong chặng đường sắp tới của TTC Sugar.

Con người ai cũng có cái tôi, ai cũng muốn khẳng định mình. Giới doanh chủ cái tôi càng lớn. Để có những cuộc chuyển giao thế hệ hiệu quả, người đi trước đôi khi phải biết lùi, đặt cái tôi của mình sang một bên để thế hệ tiếp theo có đất diễn. Con cái không thể thành công nếu cứ mãi sống dưới cái bóng quá lớn của mình.

TTC Sugar kinh doanh ra sao dưới thời bà Huỳnh Bích Ngọc?

Tháng 10/2019, bà Ngọc quyết định trở lại dẫn dắt Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hoà (TTC Sugar) với vai trò là Chủ tịch, trở thành cánh chim đầu đàn nâng đỡ Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn của chu kì ngành Đường và cột mốc thử thách ATIGA khi Hiệp định chính thức áp dụng với ngành Mía đường Việt Nam từ 1/1/2020.

Huỳnh Bích Ngọc - Nữ hoàng mía đường trước trận đánh lớn
Huỳnh Bích Ngọc – Nữ hoàng mía đường trước trận đánh lớn

Sau gần 1 năm trên cương vị mới, bà Ngọc đã cùng với TTC Sugar lần đầu tiên thành công chinh phục cột mốc “Một triệu tấn Đường sạch đến mọi nhà”, nhờ vậy, TTC Sugar đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch đặt ra, khép lại niên độ 2019 – 2020 với nhiều dấu ấn trong mọi hoạt động.

Cụ thể, cả doanh thu và lợi nhuận cả năm đều vượt gần 20% kế hoạch, đặc biệt doanh thu xuất khẩu tiếp tục bứt phá khi tăng 212% so với cùng kì và trở thành nhà tiên phong trong hoạt động xuất khẩu khi cạnh tranh với những ông lớn Mía đường trên thế giới để đưa những dòng sản phẩm cao cấp, mới lạ và phù hợp với thị hiếu người dùng đến 24 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính bậc nhất như như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Hàn Quốc,…

Việc sản phẩm đường của SBT đặt chân thành công vào những thị trường lớn đã ghi nhận dấu ấn với các thị trường quốc tế về một thương hiệu Đường Việt Nam chất lượng cao. Để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một hành trình kinh doanh với tư duy đổi mới, định hướng sáng suốt từ người thuyền trưởng – bà Huỳnh Bích Ngọc.

Những con số nổi bật của TTC Sugar dưới thời bà Huỳnh Bích Ngọc:

  • Vùng nguyên liệu tại ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia: 64.000 ha
  • Thị phần dẫn đầu ngành đường Việt Nam: 46%
  • Sản lượng tiêu thụ: 1,1 triệu tấn đường
  • Thị trường xuất khẩu: 24 nước
  • Doanh thu thuần: 12.889 tỷ đồng
  • Lợi nhuận sau thuế: 363 tỷ đồng
  • Tổng tài sản: 17.956 tỷ đồng.
  • Vốn hóa thị trường: 11.589 tỷ đồng (08/12/2020)
TTC Sugar dưới thời bà Huỳnh Bích Ngọc đạt được nhiều kết quả kinh doanh ấn tượng
TTC Sugar dưới thời bà Huỳnh Bích Ngọc đạt được nhiều kết quả kinh doanh ấn tượng

Người phụ nữ đề cao giá trị gia đình

Là người phụ nữ điều hành công ty gia đình với nhiều mảng kinh doanh, trong gia đình mỗi người phụ trách các mảng khác nhau. Đâu là thời gian thực sự gia đình?

Một vấn đề thách thức của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt tại Việt Nam, là làm sao cân bằng được giữa gia đình và công việc. Với tôi, cả gia đình cùng làm kinh doanh, nhưng bữa cơm gia đình luôn được duy trì. Đó là thời gian quí báu để cả nhà quây quần, gần gũi với nhau.

Tôi rất thích nấu ăn, tôi hay tìm hiểu các món ăn ngon, trổ tài phục vụ cả nhà. Hạnh phúc là các món ăn tôi nấu đa phần đều thỏa mãn khẩu vị mọi người khiến cho cả nhà gần gũi hơn. Anh Thành thì rất biết thưởng thức và thích những món ăn vợ nấu. Với tôi, người đàn ông muốn quây quần bên vợ con trong bữa cơm gia đình đã là mãn nguyện rồi.

Trong bữa cơm của gia đình doanh nhân, chuyện kinh doanh hay gia đình được nhắc tới nhiều hơn?

Bàn họp cũng là công việc, qua phần mềm quản lý cũng là công việc. Nhưng bữa cơm có ý nghĩa rất khác dù vẫn là từng đó thành viên, hai vợ chồng, các con, con dâu, con rể và các cháu.

Gia đình tôi cố gắng không để công việc xen vào bữa cơm, nhưng không khí gần gũi và thoải mái trong bữa cơm cũng có thể khiến các công việc khó khăn được thảo luận và xử lí dễ dàng hơn. Các bạn trẻ (là những người con – PV) đưa ra những vấn đề chưa có kinh nghiệm xử lí, lúc đó ba mẹ sẽ là người giải thích hướng dẫn để các con có thể hoàn thành công việc đang làm.

Có nhiều đôi vợ chồng gây dựng sự nghiệp cùng nhau, nhưng khi có thành quả lại dẫn đến một số mâu thuẫn, có thể về hôn nhân, tầm nhìn hay cách điều hành. Vậy với gia đình của chị đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào để có một cuộc hôn nhân và sự nghiệp kinh doanh bền vững? 

Tôi đơn giản lắm, như ông bà ta đã từng nói: cơm sôi bớt lửa.
Tôi đơn giản lắm, như ông bà ta đã từng nói: cơm sôi bớt lửa.

Tôi không có triết lí cao siêu. Tôi đơn giản lắm, như ông bà ta đã từng nói: cơm sôi bớt lửa.

Với bản thân tôi, gia đình rất quan trọng và thiêng liêng. Tôi đối xử với chồng và con đều bằng sự trân quí. Trong công việc, khi hai vợ chồng là doanh nhân sẽ không tránh khỏi bất đồng ý kiến nhưng tôi luôn là người tìm cách cân bằng để công việc được thuận lợi.

Trong suy nghĩ của tôi, việc gì mình làm xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim.  Điều gì mình làm với mục đích tốt sau đó ông xã cũng sẽ thấy được, mâu thuẫn gì cũng sẽ giải quyết được.

Những người con của anh chị đã thể hiện được mình với các hoạt động kinh doanh của gia đình. Anh chị có triết lý gì trong giáo dục con cái từ nhỏ? 

Trong giáo dục con cái, hai vợ chồng sẽ phối hợp nhưng đa phần anh Thành là người hướng dẫn, dạy dỗ nhiều hơn. Tôi thì tập trung chăm sóc các bạn ấy, hạnh phúc khi thấy các bạn ấy lớn lên.

Trong giáo dục con cái, hai vợ chồng sẽ cùng phối hợp nhưng đa phần anh Thành là người hướng dẫn, dạy dỗ các bạn trẻ nhiều hơn. Tôi thì tập trung chăm sóc các bạn ấy, hạnh phúc khi thấy các bạn ấy lớn lên từng ngày.

Về triết lí dạy con, tôi và anh Thành ít khi áp đặt mà chỉ dạy cho con những tư duy chủ đạo. Làm kinh doanh phải xuất phát từ trái tim. Cần trái tim để hiểu các vấn đề của xã hội mà phát triển sản phẩm, dịch vụ. Cần trái tim để giúp đỡ và xây dựng thành công cùng với các đối tác, bạn hàng. Cần trái tim để chia sẻ thành công với cộng đồng.

Ngoài ra, kiến thức giúp các con có nền tảng tốt để tránh rủi ro, từ trong kinh doanh đến ngoài xã hội. Tôi luôn khuyến khích các con tinh thần học tập, học mãi. Ngay cả anh Thành và tôi hiện nay ngày nào cũng tự học hỏi, tự trau dồi.

Chị thường nhắc đến Đặng Hồng AnhĐặng Huỳnh Ức My trong câu chuyện, có phải chị kỳ vọng rất nhiều vào hai người con đầu?

Hồng Anh thể hiện tố chất kinh doanh sắc bén, và đang đảm đương tốt một ngành rất khắc nghiệt là bất động sản. Còn Ức My gắn nhiều hơn với mảng nông nghiệp cùng với tôi, và giúp sức nhiều trong việc cơ cấu tài chính, vận hành của Tập đoàn. Ức My học tài chính, góp sức tái cơ cấu mô hình từ các công ty riêng lẻ sang mô hình tập đoàn như bây giờ.

Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge, hai nguy cơ với các công ty gia đình trong quá trình chuyển giao: con cái không giữ được khát vọng kinh doanh như bố mẹ và con cái bị xung đột tầm nhìn với bố mẹ. Với TTC, anh Thành và chị có chia sẻ với con cái về kỳ vọng, hoặc có phép thử nào đó về mức độ sẵn sàng của con cái trong cuộc chuyển giao?

Ức My tầm nhìn và tư duy tốt, được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Về quản trị và điều hành, trong quá trình làm việc còn sáng tạo hơn so với ba mẹ. Sức trẻ và sự sáng tạo giúp quá trình quản trị và điều hành được nhanh chóng và chuẩn xác bằng dữ liệu.

Hồng Anh cũng vậy, rất đam mê với công việc. Hồng Anh đã vượt qua nhiều khó khăn của ngành bất động sản ở giai đoạn trước và khẳng định uy tín, thương hiệu đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, Hồng Anh còn phụ trách các mảng kinh doanh khác, như năng lượng. Gần đây, còn tham gia vào lĩnh vực y tế và gặt hái được nhiều thành công.

Vợ chồng tôi có may mắn là cả bốn con đều có tố chất kinh doanh, có nền tảng học hành tốt và đều muốn kế thừa sự nghiệp kinh doanh, có khát vọng thoát khỏi cái bóng của cha mẹ.

Khi con cái hoàn toàn đủ trưởng thành để điều hành hoạt động kinh doanh của tập đoàn, chị và anh Thành có kế hoạch gì cho cá nhân?

Đến một thời điểm nào đó con người sẽ phải nghỉ ngơi, khi các bạn đủ trưởng thành sẽ chuyển giao hẳn để hai vợ chồng có thể lui về hậu trường. Lúc đó, chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên làm điều mà nhiều năm nay chúng tôi đã làm: việc thiện nguyện. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đi ngao du các nước để trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa của thế giới.

Xem thêm:

Tiểu sử bà Huỳnh Bích Ngọc:

  • Họ tên: Huỳnh Bích Ngọc
  • Năm sinh: 02/07/1962
  • Số CMND: 022164926
  • Địa chỉ: 89 Cao Văn Ngọc, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, TPHCM
  • Trình độ: Quản trị kinh doanh
  • Gia đình:
Gia đình Chủ tịch TTC Sugar Huỳnh Bích Ngọc tại tiệc tất niên 2019
Gia đình Chủ tịch TTC Sugar Huỳnh Bích Ngọc tại tiệc tất niên 2019

Quá trình công tác:

  • Năm 1980: Chủ sở hữu Tổ sản xuất cồn Thành Công
  • Từ 1981 – 07/2007: Giám đốc Công ty TNHH TM-SX Thành Thành Công
  • Từ 07/2007 – 07/2009: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP TM-SX Thành Thành Công; Phó Chủ tịch thứ nhất Sacomreal (nay là TTC Land)
  • Từ 07/2019 – 2012: Chủ tịch HĐQT CTCP TM-SX Thành Thành Công
  • Từ 12/2010 – 04/2012: Chủ tịch HĐQT CTCP Bourbon Tây Ninh
  • Từ 04/2012 – 08/2012: Chủ tịch HĐQT CTCP Đường Biên Hòa (BHS)
  • Từ 07/2011 – 2012: Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công
  • Từ 05/2013 – 30/06/2015 : Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng
  • Từ 2012 – nay: Phó chủ tịch thường trực Tập đoàn Thành Thành Công
  • Từ 02/11/2018 – nay: Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thành Thành Công
  • Từ 20/04/2018 – nay: Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tổng công ty Tín Nghĩa
  • Từ 07/07/2015 – nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Toàn Hải Vân
  • Bà Huỳnh Bích Ngọc là nhà sáng lập, Phó chủ tịch TTC Group - Chủ tịch TTC Sugar
    Bà Huỳnh Bích Ngọc là nhà sáng lập, Phó chủ tịch TTC Group – Chủ tịch TTC Sugar
5/5 - (2 bình chọn)

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com