Shark Phú là ai? – Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú là ai?

Shark Phú – Nguyễn Xuân Phú sinh ngày 30/04/1971 tại một làng quê cạnh thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ là người gốc Nghệ An hiện là nhà sáng lập – Chủ tịch Sunhouse, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị đồ gia dụng nổi tiếng Việt Nam.

Shark Phú (Nguyễn Xuân Phú) - Nhà sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse
Shark Phú (Nguyễn Xuân Phú) – Nhà sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse

Shark Phú là ai?

Ông Nguyễn Xuân Phú được biết đến với vai trò giám khảo, nhà đầu tư khi tham dự chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa 1 và mùa 2. Vì thế mọi người hay gọi ông là Shark Phú, Shark Nguyễn Xuân Phú.

Chương trình Shark Tank Việt Nam đã góp phần đánh bóng, đưa tên tuổi của ông và cả tập đoàn Sunhouse được nhiều người biết đến rộng khắp cả nước, đặc biệt là giới trẻ hầu như ai cũng biết và rất ngưỡng mộ ông.

Không phải là hình mẫu “soái ca” CEO nhẹ nhàng như Shark Lê Đăng Khoa, Shark Phú nổi tiếng là người bộc trực, đánh thẳng vào vấn đề và không thích sự lòng vòng. Nhiều nhà khởi nghiệp cũng từng “tắt đài” trước những câu hỏi lẫn cách đặt vấn đề cho bớt “ảo mộng” của Shark Phú.

Shark Phú - Chủ tịch Sunhouse là giám khảo, nhà đầu tư chương trình Shark Tank Vietnam mùa 1,2
Shark Phú – Chủ tịch Sunhouse là giám khảo, nhà đầu tư chương trình Shark Tank Vietnam mùa 1,2

Chủ tịch tập đoàn Sunhouse là cựu sinh viên ngành Kinh tế lao động Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông sử dụng thành thục cả hai ngôn ngữ là Tiếng Nga (học tại trường) và Tiếng Anh.

Shark Phú được mệnh danh là “Vua Chảo” Việt Nam và là tinh thần của Sunhouse – một trong những thương hiệu nhà bếp hàng đầu ở Việt Nam

Tiểu sử Shark Phú – Nguyễn Xuân Phú

Thông tin cá nhân Shark Phú

  • Họ tên: Nguyễn Xuân Phú
  • Sinh ngày: 30/04/1971 (Tân Hợi)
  • Số CMND/Căn cước: 111103938/001071005145
  • Quê quán: Xã Khánh Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An
  • Địa chỉ: 30T3 Khu đô thị Ciputra – Nam Thăng Long – Tây Hồ – Hà Nội
  • Trình độ: Cử nhân Kinh tế lao động – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngoại ngữ: Tiếng Nga và Tiếng Anh
  • Facebook: https://www.facebook.com/nguyen.xuanphu.752

Quá trình công tác Chủ tịch Sunhouse

  • Từ 1992 – 1994: Nhân viên phòng tổ chức – Tổng công ty xăng dầu Petrolimex
  • Từ 1994 – 1995: Phó phòng XNK – VMEP (Tập đoàn SYM – Đài Loan)
  • Từ 1996 – 1999: Trưởng phòng Vật tư Ford Việt Nam
  • Từ 1999 – nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse
  • Từ 2015 – nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sunhouse Toàn cầu
  • Từ 2005 – nay: Tổng giám đốc Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam
  • Từ 2012 – nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hàng hải Sài Gòn (SHC)

Vợ con Shark Phú là ai? & Cuộc sống kín tiếng

Shark Phú có một vợ và hai con trai. Người con trai đầu là Simon Nguyễn sinh ngày 02/12/1999 hiện đang học tại Boston University, Massachusetts, Hoa Kỳ. Người con thứ là Nguyễn Xuân Lộc sinh năm 2001.

Từng sống tuổi thơ cơ cực, nhưng vì có mẹ là người đảm đang, tháo vát, nên gần như ông Phú không phải đụng tay đụng chân nhiều vào công việc bếp núc. Dù vậy, ông vẫn biết chế biến một số món cơ bản với công thức gia truyền nhờ những lần đứng trò chuyện cùng mẹ khi đang nấu nướng.

Sau này, khi lập gia đình, ông cũng hay đứng bếp cùng vợ để chia sẻ những món ăn mà ba mẹ thích, giúp con dâu lấy lòng mẹ chồng. Có điều, thói quen ấy dần bị lãng quên khi công việc kinh doanh bắt đầu bận rộn cho đến khi những bữa cơm vắng mặt ông trở nên quen thuộc…

“Nhiều khi tôi cảm thấy một khoảng cách tồn tại giữa tôi và con. Con tôi thấy thành công của tôi là vô nghĩa bởi lúc nào bố cũng bận rộn công việc, không có nhiều thời gian dành cho con”, vị Shark sinh năm 1971 chùng giọng.

“Trẻ cậy cha, già cậy con”. Còn với Shark Phú, tài sản thặng dư của cuộc đời mỗi người chính là con cái. “Cha tôi từng dạy tôi như vậy và tôi cũng muốn truyền lại cho con cái mình, thông qua bữa cơm gia đình”, ông nói.

Để thay đổi, Shark Phú đặt mục tiêu về nhà ăn cơm 2-3 lần mỗi tuần dù ông thừa nhận: “Đây là quyết định không hề dễ dàng”.

Shark Phú và giấc mơ gắn kết hàng triệu gia đình qua bữa cơm nhà
Shark Phú và giấc mơ gắn kết hàng triệu gia đình qua bữa cơm nhà

Cha mẹ Việt hay giáo huấn và bắt con phải nghe theo lời mình. Tuy nhiên, cách giáo dục này lại càng khiến các con xa cách. Ông Phú cũng từng như vậy. Giới trẻ luôn có tư tưởng phản kháng khi bị ép buộc làm điều gì đó. Qua nhiều lần quan sát, Shark Phú thấy cách chia sẻ phải đến một cách tự nhiên trong khi cả gia đình quây quần. Ông xem con trai như những người bạn. Các con có quyền đưa ra ý kiến và tự nhận thấy điều gì đúng, điều gì sai…

Với một người cha có hai con trai đang ở ngưỡng tuổi quan trọng của cuộc đời ông Phú thừa nhận không dám mạo hiểm số phận của các con như cá tính thường thấy của ông trong các thương vụ đầu tư.

Mọi việc ông làm, những điều ông chia sẻ cho con cái đều ở thế ôn hòa, chia sẻ và góp ý. Ông cũng tích cực lắng nghe bởi “nhiều lúc không biết tụi trẻ đang nghĩ gì, làm gì”.

Mặc dù Shark Phú là người vô cùng nổi tiếng được nhiều người biết đến rộng khắp cả nước . Tuy nhiên những thông tin chuyện đời tư về gia đình ông, vợ ông là ai? con ông là ai? rất kín tiếng và hầu như không xuất hiện trước truyền thông. Có lẽ vợ và con ông đã chọn cho mình cuộc sống kín tiếng bởi lẻ không muốn dư luận gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình mình. Cuộc sống đời tư của vợ và con ông có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.

Shark Phú – Con nhà gốc Nghệ hiếu học

Shark Phú chia sẻ, ông sinh ra ở một làng quê cạnh thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Thủa nhỏ, bố mẹ ông trồng rất nhiều hoa và làm rất nhiều nghề phụ để nuôi được con cái học hành. Như bao gia đình cùng thời kì đó, điều kiện kinh tế nhà Shark Phú rất khó khăn. Từ nhỏ ông đã cùng gia đình làm thêm rất nhiều việc từ chăn nuôi, làm đậu phụ, vừa đi học vừa làm thêm để trang trải cuộc sống, học tập.

Trong thời kỳ đất nước manh nha ý tưởng mở cửa, khi thị trường bắt đầu có TV, Shark Phú bắt đầu hiểu được thế giới bên ngoài và dấy lên trăn trở “Tại sao chúng ta nghèo đến vậy?”. Trong đầu cậu thanh niên trẻ bắt đầu có những ý thức tìm hiểu tại sao mình lại nghèo.

Ông Nguyễn Xuân Phú học giỏi các môn tự nhiên, từng có ước mơ thành nhà toán học hay nhà khoa học nổi tiếng. Lên cấp 3, dấu hỏi về cái nghèo đưa Shark Phú chuyển hướng muốn thi kinh tế. Sau này Shark Phú thi vào trường Kinh tế quốc dân.

Mẹ ông vốn là người Hà Đông, còn bố ông là người Nghệ An. “Trong người xứ Nghệ luôn mang trong mình tư tưởng mong muốn con cái phải được học hành và có ý chí rất mãnh liệt”, ông Nguyễn Xuân Phú chia sẻ về bố mình.

Theo ông đấy là lý do dù điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, sinh ra ở nơi không có điều kiện học tập nhiều, nhưng bố mẹ ông rất quan tâm đến chuyện học hành của các con. Bố mẹ Shark Phú thậm chí còn thuê gia sư, kèm cặp riêng trong giai đoạn Shark Phú chuẩn bị thi vào đại học.

“Đấy cũng là lý do khiến tôi có những bước thay đổi cơ bản, bước ngoặt trong cuộc đời sau này”, Shark Phú cảm kích. Shark Phú chia sẻ cả làng ông ngày đó chỉ có mình ông đỗ đại học, cả trường cấp 3 ông học cũng chỉ có vài ba người.

“Đỗ đại học là vinh dự rất lớn. Ôn thi đại học gần như bố mẹ đã dành toàn bộ điều kiện cũng như thời gian để tôi học. Trong lúc mình ngồi học, mình nhìn thấy bố mẹ rất vất vả, ví dụ như mẹ dậy từ 4 giờ sáng để làm nghề phụ. Hay như bố tôi đi làm về vẫn một mình làm vườn, không cho tôi tham gia mà yêu cầu tôi phải học. Chính những điều đó làm tôi trăn trở rất nhiều”. Chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Phú tập trung vào việc học, thi đỗ với điểm rất cao.

Tuy nhiên sau khi vào đại học, Nguyễn Xuân Phú cho rằng những điều học được, đọc được không thỏa mãn những trăn trở, câu hỏi của mình thời gian đó.

Sau khi vào đại học 1 năm, Shark Phút hay đổi rất nhiều. Bước ngoặt rất lớn là khi mẹ ông không còn làm nghề phụ và mua một gian hàng ở chợ Ngã Tư Sở. Đây là bước đầu tiên Shark Phú đi vào con đường khởi nghiệp kinh doanh. Lúc này, có người anh ở nước ngoài gửi một thùng hàng đủ các thứ từ Liên Xô về và Shark Phú có nhiệm vụ đi bán thùng hàng này cho mẹ. Từ đó Shark Phú biết chỗ mua chỗ bán rồi dần dần mở rộng ra bán hàng cho những người xung quanh có sẵn hàng.

“Đây là kinh nghiệm vô cùng quan trọng và có thể nói đem lại tác dụng lớn lao vô cùng cho tôi trong sự nghiệp sau này. Tôi cảm thấy thực sự may mắn khi tiếp xúc môi trường kinh doanh từ sớm”, Shark Phú tự hào về công việc buôn bán đầu tiên của mình. Sau khoảng 2 năm khi Liên Xô sụp đổ, Shark Phú tốt nghiệp đại học, các thùng hàng không còn được chuyển về. Đây lại là bước ngoặt tiếp theo.

Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse được trao “Giải thưởng Sao Đỏ - 100 Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2014”.
Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse được trao “Giải thưởng Sao Đỏ – 100 Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2014”.

Shark Phú – “Cãi” bố mẹ bỏ việc nhà nước

Sau khi tốt nghiệp, ông Nguyễn Xuân Phú được tuyển dụng vào làm cho Tổng công ty xăng dầu Petrolimex. Theo doanh nhân này tổng công ty chọn 5 người tốt nghiệp từ trường Kinh tế quốc dân và không hiểu may mắn vì sao mà mình được chọn.

“Thời đó vào làm công ty đó là ước mơ của nhiều sinh viên. Tuy nhiên khi tôi vào cảm thấy công việc rất nhẹ nhàng, không dùng hết thời gian của mình. Chính vì vậy tôi cũng có cảm giác không thỏa mãn niềm mong mỏi của mình khi đã vào ngành kinh tế“, ông Phú nhớ lại. Sau 9 tháng làm việc, khi đã được ký vào biên chế nhà nước chừng tháng rưỡi thì ông Phú quyết định nghỉ việc.

Quyết định này không được bố mẹ ông Phú đồng ý. Ông Phú quyết tâm ở nhà 3 tháng để học tiếng Anh. Bởi tiếng Nga mà ông học trong nhà trường không được sử dụng khi ra trường, xã hội bắt đầu có xu hướng dùng tiếng Anh. Shark Phú đặt quyết tâm thi vào một công ty nước ngoài để tìm hiểu văn hóa cũng như cách thức làm ăn của họ.

Năm đó có duy nhất 1 doanh nghiệp liên doanh là VMET với 100% vốn Đài Loan chuyên sản xuất xe máy tuyển dụng và ông Phú trúng tuyển sau khi nộp hồ sơ. “Công việc này nâng tôi lên tầm cao mới”, ông Phú kể lại. Ông và đồng nghiệp phải lo đi tìm kiếm nguồn hàng, ký kết hợp đồng, tìm kiếm các hãng vận chuyển, thủ tục xuất nhập khẩu. Điều này giúp ông có các mối quan hệ với chính quyền, hải quan, Bộ công thương.

“Người nước ngoài họ rất khó tính”, ông Phú cho hay. Ví dụ một lô hàng gửi máy bay về thì phải đáp ứng đúng thời gian nếu không sẽ ảnh hưởng tới cả dây chuyển. Trong khi giai đoạn này các thủ tục còn rườm rà do đó đòi hỏi người thực hiện phải có các mối quan hệ cũng như am hiểu thủ tục quy trình hồ sơ làm sao cho đúng nhất.

“Sếp của tôi, tôi thấy cũng như mình. Sau 1-2 năm tôi thấy mình đã có thể bắt kịp. Hồi đó tổng giám đốc Đài Loan có sang thăm và họp với nhân viên VMET họ trả lương cho mình rất thấp, trong khi người Đài Loan được trả rất cao 4.000-5.000 USD trong khi chúng tôi chỉ 150 USD”, ông Phú nhớ lại quãng thời gian làm cho VMET. Ông Phú đã chất vấn và yêu cầu tăng lương nếu không sẽ nghỉ việc. Đồng thời ông cũng muốn tìm công việc trong một công ty toàn cầu thực sự lớn trên toàn cầu. Lúc đó, Ford bắt đầu tuyển dụng và ông Phú quyết định nộp đơn sang.

Ngay từ khâu phỏng vấn đã là thách thức với 3 vòng phỏng vấn. Ông Phú cho biết bản thân ông còn không nghe được họ nói gì, bởi từ người Đài Loan nói tiếng Anh khác hẳn người Mỹ, người Úc nói tiếng Anh. May mắn là ông cũng được chọn.

Cách quản lý của công ty Mỹ theo ông Phú khác hẳn doanh nghiệp châu Á: Quản lý dựa trên các mục tiêu. “Họ giao cho mình những quyền thực sự chủ động trong mục tiêu họ đề ra”, doanh nhân này nhận xét.

Điều này giúp cho ông Phú rất nhiều. Ông được giao xây dựng phòng vật tư cho Ford, cùng với một cố vấn người Úc đã về hưu và ngân sách 1 triệu USD. Tất cả mọi việc đều phải tự làm. “Hàng tuần họ luôn bắt họp và đưa ra những câu hỏi như phòng vật tư cần xe nâng không, cần kho không? Họ cho chúng tôi tham quan 3 nhà máy trên thế giới để học, tham quan để xây dựng cho Ford Việt Nam”, ông Phú nhớ lại.

Trái ngược với cách quản lý của Đài Loan làm theo quy trình, cách quản lý của người Mỹ là họ chỉ đứng sau, điều chỉnh, góp ý. Và theo doanh nhân này thời gian làm ở Ford đã giúp nuôi dưỡng sự tự tin, dám quyết định với ông.

Câu chuyện Sunhouse & lịch sử thương hiệu

Từ năm 1999, thông qua tập đoàn SK, tôi đã tìm đến ông Park Min Gyu khi sang Pusan. Khi đó ông Park có nhà máy Sun House sản xuất chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.

Đến 2003 tôi nói với ông Park: Thu nhập lao động Hàn Quốc rất cao, tầm 2.000 – 3.000 USD/tháng, trong khi lương của lao động Việt Nam chỉ 700.000 đồng/tháng. Ông nên liên doanh ở Việt Nam vì nhập từ Hàn về chi phí cao mà người Việt Nam còn nghèo, nếu có bán được thì chỉ bán được sản lượng rất nhỏ. Về lâu dài, Hàn Quốc không có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này.

Tôi nói quan điểm là, nếu bắt tay với nhau thì Sun House không cần phải đầu tư chính, mà Việt Nam sẽ làm, ông Park chỉ cần góp vốn 30% (hơn 150.000 USD).

Thuyết phục được ông Park, từ năm 2004, Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sun House Hàn Quốc. Đây là sản phẩm của 2 dòng máu Việt – Hàn.

Trụ sở chính tập đoàn Sunhouse
Trụ sở chính tập đoàn Sunhouse

Giai đoạn đầu vô cùng quan trọng, nếu không có ông Park thì không thể sản xuất được vì cần nguồn lực, công nghệ…

Làn sóng 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều nhà máy Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội được “bê” nguyên sang. Chúng tôi mua được dây chuyền inox và chảo chống dính, nên chỉ sau 1 tháng là Sunhouse bán được hàng ngay.

Từ công ty bán chảo chống dính đến tập đoàn nghìn tỷ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng được ông Nguyễn Xuân Phú thành lập vào tháng 5/2000 với số vốn 20 triệu đồng.

Khởi nghiệp khá thuận lợi với mảng thương mại – nhập khẩu trong giai đoạn 2000 – 2004, lúc thị trường Việt Nam mở cửa đã giúp công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao. Giai đoạn khó khăn bắt đầu khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, thị trường phát triển nóng, giá nguyên vật liệu tăng cao, nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn do đồng won tăng giá.

Nhận thấy sản xuất nội địa sẽ giảm được một khoản chi phí đầu vào lớn, năm 2003, ông Phú đã mời một đối tác Hàn Quốc là ông Park Min Gyu (Sunhouse Hàn Quốc), có 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng gia dụng, cùng liên doanh đầu tư sản xuất với tỉ lệ góp vốn 70-30.

Năm 2004, công ty của ông Phú chính thức liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam) và xây dựng nhà máy liên doanh sản suất đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized lạnh. Giữa năm 2004, nhà máy tại Việt Nam ra mắt sản phẩm đầu tiên là bộ nồi inox và chảo chống dính mang thương hiệu Sunhouse. Sản phẩm này sau đó chiếm đến 60% thị phần chảo chống dính toàn quốc.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Sunhouse (Việt Nam)

Tuy nhiên, thời kỳ đầu, công ty lỗ nặng. Cuộc họp tái cấu trúc công ty nhanh chóng được triệu tập. Để cạnh tranh với các đối thủ đã có thương hiệu, ông Phú quyết định phải lập lại bộ máy kinh doanh và tăng cường đầu tư sâu sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện.

Thành công bước đầu, ông Phú lấy lãi thu được quay lại tái đầu tư, mở rộng quy mô. Năm 2010, Sunhouse chính thực được lấy tên là Công ty Cổng phần Tập đoàn Sunhouse, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…).

Từ nhà máy 12.000 m2 với 60 lao động, hiện nay, Sunhouse đang sở hữu 7 công ty thành viên và 8 nhà máy, với tổng diện tích hơn 100.000m2, nhân sự 2.500 người, cùng mạng lưới 50.000 điểm bán, có mặt tại toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng truyền thống… trên 63 tỉnh thành; bước đầu đã vươn ra các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí ngay cả các thị trường khó tính như Hong Kong, Brazil và Canada, Mexico…

Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cùng tập thể cán bộ công nhân viên
Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cùng tập thể cán bộ công nhân viên

Năm 2018, Công ty CP Tập đoàn Sunhouse đạt doanh thu khoảng 2.500 tỷ đồng xếp hạng thứ 305 trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Năm 2019 Sunhouse vinh dự được xướng tên ở vị trí thứ 243 tại lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, tăng 62 bậc so với năm 2018 với doanh thu 3.486 tỷ đồng.

Năm 2020 Sunhouse đạt thứ hạnh 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, tăng 50 bậc so với năm 2019 với doanh thu trên 4.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay; lợi nhuận đạt 240 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách 284 tỷ đồng.

Đây là minh chứng rõ ràng cho tốc độ tăng trưởng vượt bậc và mạnh mẽ của doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực gia dụng nhà bếp.

Shark Phú và sở thích “bắt dao rơi” trong đầu tư

Được truyền thông biết đến là một người có sở thích “bắt dao rơi” sau một vài thương vụ đầu tư vào các doanh nghiệp đang gặp “vấn đề”, theo ông Phú, để đưa doanh nghiệp nhanh chóng phình to, cách nhanh nhất là M&A.

Còn nhớ, cuối năm 2011, ông Phú đã gây xôn xao dư luận khi quyết định mua lại Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn – một công ty con thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đang bên bờ vực phá sản. Giá mua gấp 3 lần thị giá của SHC. Sau khi mua lại SHC, ông Phú đã xử lý các khoản nợ xấu của SHC, cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp này và giao cho bà Nguyễn Thị Vân Anh – em gái út của ông quản lý, hiện bà Nguyễn Thị Vân Anh là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn (SHC).

Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn (SHC), hiện ông đang sở hữu 600.000 cổ phiếu SHC tương đương 13,92% cổ phần SHC – lượng cổ phiếu này có giá trị hơn 6 tỷ đồng.

“SHC chuyên về dịch vụ logistics, vận tải… những ngành sẽ hỗ trợ tốt cho Sunhouse trong việc hoàn thiện bộ máy lưu thông hàng hóa từ cảng biển về kho và từ kho tới các điểm phân phối. Cơ sở hạ tầng sẵn có của SHC như hệ thống cảng, văn phòng, đầu kéo, container, xà lan sông cũng còn khá tốt để Sunhouse có thể tận dụng”, Chủ tịch Sunhouse cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Phú còn là Chủ tịch CTCP Hàng Hải Sài Gòn - SHC
Ông Nguyễn Xuân Phú còn là Chủ tịch CTCP Hàng Hải Sài Gòn – SHC

Hay tháng 9/2013, ông Phú chi khoảng 7,7 tỉ đồng để mua hơn 2,6 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI), với giá 3.400 đồng/cổ phiếu, trở thành cổ đông của SHI.

Theo ông, kết quả kinh doanh của SHI không tốt là do đầu tư dàn trải, cả vào những lĩnh vực không phải thế mạnh, nên kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng, giá cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực. “Tuy nhiên, Sơn Hà là một công ty có tiềm lực về tài chính, công nghệ và con người, có nền tảng phát triển bền vững. Họ cũng sản xuất các mặt hàng gia dụng nên có thể hỗ trợ cho Sunhouse”, ông cho biết.

Trong chia sẻ với báo chí vài năm trước, ông Phú cho biết 70-80% cổ phần Tập đoàn Sunhouse do anh em gia đình ông nắm giữ. Trên thực tế, Sunhouse hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con với 1 công ty mẹ và 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực thực phẩm – bánh kẹo, hàng gia dụng, logistics. Ngoài công ty mẹ do ông Nguyễn Xuân Phú quản lý, các công ty còn lại đều do anh em ruột và người thân tín của ông điều hành. Ông Phú khẳng định bản thân ông rất yên tâm với mô hình công ty gia đình này.

Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?

Ông định nghĩa về Sunhouse như thế nào khi thương hiệu thì của Hàn Quốc, sản xuất ở Trung Quốc và công ty lại là của Việt Nam? Rốt cuộc, Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?

Lúc đó tôi bí không biết đặt tên thương hiệu là gì nên lấy luôn thương hiệu Sunhouse. Rất may là ông Park mới chỉ đăng ký thương hiệu ở Mỹ, chưa đăng ký thương hiệu ở Việt Nam vì Việt Nam là thị trường nhỏ.

Sau đó, Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.

Nói chuẩn mực thì thương hiệu Sunhouse ở Việt Nam là của Việt Nam. Thực tâm tôi muốn Sunhouse là của Việt Nam!

Ngày 26/06/2019, CTCP Tập đoàn SUNHOUSE công bố chính thức các thông tin thắc mắc của người tiêu dùng và báo chí trong thời gian qua.

Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng, được thành lập ngày 22/5/2000. Năm 2005, Công ty TNHH Phú Thắng liên doanh với Công ty TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc (được thành lập từ năm 1993). Từ đó, thành lập công ty TNHH SUN HOUSE (Việt Nam) và xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến tại khu vực ASEAN.

Được sự đồng thuận từ Công ty TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE đăng ký và bảo hộ thương hiệu SUNHOUSE tại Việt Nam. Vậy, bản chất SUNHOUSE là thương hiệu Việt Nam có nguồn gốc và liên doanh với Hàn Quốc.

Thông cáo báo chí về nguồn gốc thương hiệu và xuất xứ sản phẩm Sunhouse
Thông cáo báo chí về nguồn gốc thương hiệu và xuất xứ sản phẩm Sunhouse

Sunhouse suýt ‘bán mình’ cho Electrolux với cái giá 250 triệu USD

Trước thông tin Tập đoàn Sunhouse đã được bán cho Electrolux, ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn – một lần nữa phủ nhận thông tin này.

Ông chia sẻ: Năm 2017 rộ lên thông tin tôi bán công ty cho Elextrolux. Thông tin đó là đúng, nhưng cuối cùng tôi đặt câu hỏi: “Tiền nhiều để làm gì?”.

Nếu bán đi thì cầm một cục tiền thì cuộc sống sẽ rất thoải mái. Tôi vẫn muốn làm cái gì đó để Sunhouse mạnh hơn. Sau vài ngày suy nghĩ tôi đã quyết định không bán mà đầu tư vào sản xuất.

Sunhouse và cái giá 250 triệu USD

Thương vụ Electrolux mua Sunhouse diễn ra 3 năm trước, đã thỏa thuận xong với mức giá 250 triệu USD. 31/12/2017 là hạn chót kết thúc DD, nhưng đơn vị thẩm định thực hiện chậm. “Đâu đó có thể là may mắn, hoặc là một kiểu tâm linh”, Shark Phú chiêm nghiệm…

Chia sẻ tại tọa đàm Định vị & Nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập, ông Nguyễn Xuân Phú – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hà Nội kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Sunhouse – đã nhắc tới câu chuyện suýt bán Sunhouse 3 năm về trước.

Sunhouse được thành lập từ năm 2000 với tên gọi công ty TNHH Phú Thắng, vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Vài năm về trước, Electrolux đã đặt lên bàn thỏa thuận mua lại Sunhouse. Thương vụ đã thỏa thuận xong về cơ bản, định giá 250 triệu USD.

“Đến phút cuối cùng đơn vị tư vấn DD (Due diligence – thẩm định doanh nghiệp – PV) chậm, đáng lẽ kết thúc DD 31/12/2017. Nhưng họ chưa xong, mà Electrolux quên gửi thư xin gia hạn. Đấy cũng là cái cớ để mình hủy bỏ thỏa thuận”.

“Đâu đó có thể là may mắn, hoặc là một kiểu tâm linh“, Shark Phú ngẫm lại.

Cùng là chiếc áo sơ mi An Phước may cho Pierre Cardin nhưng vì sao Pierre Cardin có thể bán với giá gấp rưỡi dù cùng chất liệu, kiểu dáng?

Thời điểm lựa chọn “bán mình”, Shark Phú muốn chuyển nghề. Ông cho biết bản thân rất đam mê đầu tư và thích đầu tư.

Nhưng sau đó, tôi suy nghĩ: Ngày xưa sở dĩ mình đầu tư vào sản xuất vì đau đáu câu chuyện làm thương mại món hàng gì cũng phải đi nhập. Những năm 90s-2000, Việt Nam chưa có hàng hóa gì”.

“Gia công cho nhà máy nước ngoài không phải quá phức tạp. Tôi là dân kinh tế, lại lao vào lập nhà máy, và cũng đau đáu muốn làm gì đó từ tay của mình. Câu chuyện “Make in Vietnam”, bản thân trong mỗi doanh nghiệp, mỗi chủ doanh nghiệp cũng có khát khao đó“, ông Phú kể.

Câu chuyện cao hơn trong việc hủy thỏa thuận M&A đó là thương hiệu.

“Cùng là chiếc áo sơ mi An Phước may cho Pierre Cardin nhưng vì sao Pierre Cardin có thể bán với giá gấp rưỡi dù cùng chất liệu, kiểu dáng? Vì sao họ vẫn bán được và chính người Việt mình lại mua? Khi hiểu được giá trị thương hiệu, tôi đã đăng ký Sunhouse ở Việt Nam”.

“Khi nhìn thấy một loạt thương hiệu nổi tiếng Việt Nam đều bán cho nước ngoài, tôi muốn giữ lại thương hiệu này“, Shark Phú chia sẻ.

Ông cũng kiến nghị Chính phủ cũng như cơ quan Nhà nước quan tâm đến chuỗi giá trị và phần giá trị để lại ở quốc gia mình, để lại cho người dân mình.

Sunhouse tái cấu trúc sau khi suýt “bán mình”

Theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của CTCP Tập đoàn Sunhouse , cả 5 cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tập đoàn này. Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Đại Thắng và Trần Sỹ Trực đều đã thoái hết vốn tại Sunhouse. Đến ngày 5/9/2017, đến lượt ông Nguyễn Xuân Cường và bà Đinh Thị Đức Hạnh thoái nốt 9% vốn còn lại.

Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse cho biết, Sunhouse chỉ thực hiện việc “hoán đổi giống như Trường Hải” – chuyển toàn bộ cổ phần sở hữu về công ty mẹ là Sunhouse Invest. “Sunhouse Invest sở hữu 100% SHG (Tập đoàn Sunhouse). Chúng tôi chỉ hoán đổi giống như Trường Hải, cá nhân tôi vẫn sở hữu cổ phần ở Sunhouse Invest”.

Theo ông Phú, ông đang sở hữu 50% cổ phần Sunhouse Invest, em trai ông sở hữu 10%, 40% còn lại thuộc về ông Nguyễn Đại Thắng.

Tập đoàn Sunhouse được thành lập từ năm 2000 với tên gọi công ty TNHH Phú Thắng, vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tập đoàn có 5 cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Đại Thắng, Trần Sỹ Trực, Nguyễn Xuân Cường và bà Đinh Thị Đức Hạnh.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phú cùng lãnh đạo công ty GS Shop
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phú cùng lãnh đạo công ty GS Shop

Shark Phú tiết lộ lý do không tham gia Shark Tank mùa 3

“Trong tâm niệm, tôi luôn mong muốn sẽ tham gia lâu dài với Shark Tank Việt Nam “, Chủ tịch HĐQT Sunhouse Nguyễn Xuân Phú trầm ngâm.

Xem thêm:

Từ một bình luận trên Facebook…

Chia sẻ lý do rời “ghế nóng” Shark Tank, ông Phú cho biết: Ông vẫn thường xuyên lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng sau khi họ sử dụng sản phẩm của Sunhouse . Đâu đó, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa thực sự hài lòng với chất lượng hàng hóa của Sunhouse.

“Tôi nhận ra câu chuyện của chính mình: Sunhouse cần chuyển mình, để vươn lên một tầm cao mới”. “Trong một số thời điểm, Sunhouse lựa chọn chiến lược kinh doanh phát triển nhanh, tập trung vào mở rộng thị trường…”, ông Phú nói.

Cụ thể, trong giai đoạn 3 – 5 năm tới, ông Phú cho biết sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng, tập trung cải tiến hoạt động sản xuất, đầu tư công nghệ cao nhằm chủ động kiểm soát chất lượng sản phẩm, thắt chặt hơn nữa quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Việc chuyển đổi chiến lược dài hạn này khiến khối lượng công việc điều hành tăng lên rất nhiều.

“Những công việc mang tính bước ngoặt của Sunhouse muốn hoàn thành cần sự tập trung cao độ của người lãnh đạo cao nhất. Chính vì vậy, mùa vừa rồi tôi đã quyết định không tham gia Shark Tank Việt Nam”, ông Phú lý giải.

Tổng số tiền Shark Phú và các Shark cam kết đầu tư tại Shark Tank mùa 1
Tổng số tiền Shark Phú và các Shark cam kết đầu tư tại Shark Tank mùa 1
Tổng tiền đầu tư của các Shark tại Shark Tank Vietnam mùa 2
Tổng tiền đầu tư của các Shark tại Shark Tank Vietnam mùa 2

Nếu một ngày quay lại Shark Tank Việt Nam

Chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia Shark Tank, Shark Phú nhắc đến một lần ông cùng bộ phận đầu tư xuống tận Bến Tre khảo sát và thẩm định startup để đưa ra quyết định đầu tư sau khi chương trình Shark Tank Việt Nam đóng máy.

“Cuối cùng, tôi quyết định không đầu tư“, Shark Phú thâm trầm.

“Thương vụ đó tôi rất ấn tượng và muốn hỗ trợ bạn đó. Mặc dù bạn đó rất tốt, cũng rất ham muốn thành công, nhưng thực sự có một khoảng cách quá lớn giữa thông tin trên truyền hình và thực tế. Đấy cũng là một lý do nữa mà mình phải rút khỏi hội đồng đầu tư mùa 3”.

Bạn đó rất tốt, cũng rất ham muốn thành công, nhưng thực sự có một khoảng cách quá lớn giữa thông tin trên truyền hình và thực tế.

Ông Phú cho biết, nếu một ngày quay trở lại Shark Tank, ông sẽ thay đổi lại chiến lược đầu tư, tránh đầu tư tràn lan. Thực tế hiện nay, sau 2 mùa Shark Tank, Shark Phú rót vốn thực tế khoảng 5 thương vụ, nhưng ông nhìn nhận: “Gần như khả năng thành công không cao”.

“Nếu tham gia Shark Tank trở lại trong tương lai, chắc chắn tôi sẽ tập trung vào một vài lĩnh vực, đặc biệt startup đó phải nằm trong chuỗi giá trị của Sunhouse thì mới đầu tư. Trước đây tôi cũng đầu tư rất nhiều lĩnh vực khác, nhưng quả thực thương vụ không đủ hấp dẫn để bỏ thời gian, công sức đi cùng các bạn đó, nên tỷ lệ thất bại quá cao”.

“Mùa này tôi rút khỏi Shark Tank cũng là để tĩnh tâm, đánh giá lại, xem nếu tham gia trong tương lai phải điều chỉnh lại chiến lược đầu tư. Bởi các startup ngoài tiền đầu tư họ cần các Shark hỗ trợ về định hướng, kinh nghiệm và cả nguồn lực hệ thống thì mới có khả năng thành công cao được”, Shark Phú cho biết.

Ngồi ghế nóng suốt 2 mùa Shark Tank, Shark Phú thẳng thắn chỉ ra rằng một số startup đưa thông tin gọi vốn trên truyền hình không chuẩn xác. Trong khi đó, trong một thời gian rất ngắn, nhà đầu tư chỉ nghe rồi đưa ra quyết định, dẫn đến khi khảo sát thực tế lại khác nhau nhiều, đẩy cá mập đầu tư vào thế khó – Đầu tư thì khả năng thành công không cao, mà không đầu tư thì lại dở…

Chủ tịch tập đoàn Sunhouse quay lại Shark Tank mùa 4

Tại Họp báo công bố Hội đồng đầu tư Shark Tank Việt Nam – Thương Vụ Bạc Tỷ mùa 4, Shark Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn SUNHOUSE chính thức xác nhận trở lại chương trình để tìm kiếm những Startups tài năng, cùng khẳng định và đem niềm tự hào “chất Việt” tỏa sáng.

Shark Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Sunhouse là giám khảo, nhà đầu tư Shark Tank mùa 4
Shark Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Sunhouse là giám khảo, nhà đầu tư Shark Tank mùa 4

Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch Tập đoàn SUNHOUSE, cũng là đại diện cho doanh nghiệp ngồi ghế Nhà đầu tư Shark Tank – Thương Vụ Bạc Tỷ mùa 4. Với tâm thế của người đồng hành và sẵn sàng dẫn dắt start-up, và với kinh nghiệm tham gia 2 mùa đầu tiên của chương trình, ông chia sẻ 3 lời khuyên cho start-up nếu muốn “chinh phục” nhà đầu tư:

  • “Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh hoặc sản phẩm dịch vụ của các start-up phải nêu bật được điểm khác biệt, có thể bù lấp được những khoảng trống của nhu cầu trên thị trường.
  • Thứ hai, các số liệu liên quan đến tài chính như doanh thu, lợi nhuận, chi phí… phải minh bạch và tuyệt đối chính xác.
  • Và cuối cùng, riêng với người lãnh đạo start-up phải thể hiện được khát vọng, đam mê theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng.

Shark Phú: Từ Shark Tank thành Bank Tank

‘Bài học xương máu’ khiến Shark Phú kiên định theo phong cách “Bank Tank”: Đầu tư vào 5 deal trên Shark Tank thì 2 startup nhận vốn thất bại và mất hút, không một lời thông báo.

Các startup ý tưởng rất nhiều, nhưng chỉ cần gặp khó khăn là giải tán, không có tính kiên định sống chết cùng dự án, dẫn đến tỷ lệ dừng rất cao. Shark Phú bày tỏ mong muốn tìm kiếm các Founders đi đến cùng, chứ không phải đẩy hết rủi ro về phía nhà đầu tư, còn mình thì cầm tiền tiêu thoải mái, hết thì lập startup mới hoặc làm việc khác…

Bank Tank – lối chơi chữ Shark Tank và Bank (ngân hàng) được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi sau thương vụ Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse cam kết đầu tư vào Bioplas. Theo deal này, Shark đầu tư một khoản vay chuyển đổi là 15 tỷ đồng trong vòng 3 năm, với 3 căn nhà thế chấp.

Trường hợp Shark không đầu tư, CEO Nguyễn Châu Long phải trả lại Shark 15 tỷ đồng kèm mức lãi suất 10%/năm. Trường hợp chuyển đổi, 15 tỷ đồng kia chuyển đổi thành 35% cổ phần.“Shark đầu tư hay cho vay?” “Vay ngân hàng còn hơn”… là những bình luận của độc giả quanh thương vụ nửa triệu USD.

Đầu tư theo dạng vừa cho vay có lãi suất kèm thế chấp, vừa có thể chuyển đổi thành cổ phần

Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse: Qua kinh nghiệm đầu tư những vòng trước, tôi thấy hiện nay các bạn startup ý tưởng thì rất nhiều, nhưng các bạn ấy chỉ cần gặp khó khăn là giải tán, không có sự kiên định để đi đến cùng. Việc này dẫn đến tỷ lệ dừng startup là rất cao.

Là những nhà đầu tư, chúng tôi phải hứng chịu hết rủi ro. Chính vì vậy, tôi rất cần các Founders phải thể hiện đi đến cùng với mình. Khi cần, họ phải cùng chia sẻ chứ không phải nhận được tiền rồi tiêu thoải mái, hết thì thôi. Tức là, startup và nhà đầu tư cùng chịu rủi ro.

Bản chất trong kinh doanh, người đứng đầu là người có trách nhiệm cao nhất với các cổ đông. Khi nhà đầu tư chi tiền, các quyết định của công ty đều do lãnh đạo công ty quyết định. Việc thành hay bại đều do người đứng đầu startup. Chính vì vậy, nếu người đứng đầu không phải chịu trách nhiệm, họ rất dễ kiểu “thuận thì làm, không thuận thì nghỉ”. Bản thân chúng tôi cũng đã phải trả giá cho các startup trước rồi.

Chính vì thế, tôi có xu hướng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, thường đặt các bạn vào tình huống đánh đổi cái gì đó để thể hiện quyết tâm với dự án, để cá nhân họ phải chịu trách nhiệm và cam kết tới cùng, đặc biệt với những khoản đầu tư lớn.

Tổng số tiền và các thương vụ cam kết đầu tư của Shark Phú tại Shark Tank Vietnam mùa 4
Tổng số tiền và các thương vụ cam kết đầu tư của Shark Phú tại Shark Tank Vietnam mùa 4

Những startup từng nhận tiền rồi lại mất tăm

Đến giờ phút này, tôi đầu tư 5 vụ thì 2 vụ đã mất tích. Hai vụ ấy, bản thân các bạn startup giải tán. Trước khi giải tán, các bạn không một lần gọi điện xin lỗi hay giải thích, mà mất hút luôn. Bạn ấy không thành công cũng nên thông báo với chúng tôi.

Những trường hợp không có điều kiện ràng buộc là như vậy, nghỉ là nghỉ luôn, không cần thông báo với nhà đầu tư tại sao, như thế nào. Đó là thực tế đầu tư.

3 lần Shark Phú bị gọi tên “Bank Tank”

Ngồi ghế nóng 3 mùa Shark Tank, đến nay Shark Phú đã được gọi tên Bank Tank tổng cộng 3 lần. Các thương vụ rót vốn có thế chấp có thể kể đến:

  • Nano Curcumin: Đầu tư 5 tỷ đồng đổi lấy 15%, với điều kiện đảm bảo sinh lời ít nhất 30%/năm, bao hàm cả điều kiện thế chấp nhà.
  • VBEC: 10 tỷ trái phiếu chuyển đổi lãi suất 18% năm. Nếu startup đủ KPI, Shark sẽ đàm phán tiếp điều kiện để chuyển đổi sang cổ phần. Còn nếu không đạt, khoản 10 tỷ đồng là khoản vay được thế chấp bằng toàn bộ tài sản của Founder Yến Quân gồm nhà yến, thương hiệu Yến Quân.
  • Bioplas: Cho vay 15 tỷ đồng trong vòng 3 năm, với 3 căn nhà thế chấp, lãi suất 10%/năm. Trường hợp chuyển đổi, 15 tỷ đồng chuyển đổi thành 35% cổ phần.

Chủ tịch Sunhouse ‘khoe’ lỗ 8,5 tỷ đồng khi đầu tư chứng khoán

Trong sự kiện ra mắt chương trình “Thương vụ bạc tỷ” mùa 4 chiều 27/4, ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch Sunhouse đã chia sẻ những ví dụ đơn giản về việc chuyển đổi số.

Ông Phú cho biết chỉ với một chiếc điện thoại ông có thể kiểm soát được việc kinh doanh của tập đoàn cũng như danh mục đầu tư cá nhân.

“Ví dụ như tôi nhìn vào danh mục đầu tư của mình thấy đỏ như vậy là đang lỗ. Ngay thời điểm hiện tại thì tôi đang lỗ khoảng 8,5 tỷ đồng”, Chủ tịch Sunhouse giơ chiếc smartphone của mình lên và vui vẻ chia sẻ.

Theo ông Phú, chuyển đổi số giúp ông rất nhiều trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. “Dù đi bất cứ nơi đâu thì tôi cũng biết doanh nghiệp mình đang lỗ hay lãi bao nhiêu. Đấy là cách chuyển đổi số giúp chúng ta quản trị”, Chủ tịch Sunhouse chia sẻ.

Ông Phú từng ngồi ghế nóng “Thương vụ bạc tỷ” 2 mùa đầu tiên. Ông là nhà đầu tư cam kết rót vốn nhiều nhất với 28,8 tỷ đồng trong mùa 1 và hơn 37 tỷ đồng trong mùa thứ 2. Chủ tịch Sunhouse từng đắn đo về việc quay trở lại chương trình năm nay vì “sợ mọi người đều biết mặt, mình luôn phải làm gương và không dám làm gì xấu nên nhiều khi cũng mất tự do”.

Shark Phú & câu nói truyền cảm hứng

Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú từ khi tham gia chương trình Shark Tank Vietnam trong mùa 1, mùa 2 với vai trò Giám khảo, nhà đầu tư… Shark Phú đã có nhiều câu nói rất hay, những câu nói truyền cảm hứng đến với đông đảo người xem, đặc biệt là các bạn trẻ… Nhưng câu phát ngôn của Shark Phú đã lay động được nhiều người và nhờ thế làm kim chỉ nam cho các bạn trẻ trên đường phát triển sự nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh của mình.

Câu nói nổi tiếng nhất của Shark Phú – Chủ tịch tập đoàn Sunhouse tại Chương trình Shakr Tank Vietnam là:

“Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn vốn lại cho anh”

Dưới đây là những phát ngôn, câu nói hay của Shark Phú:

“Sunhouse, trong một ngày không xa, sẽ không thua kém gì Kinh Đô, Masan, Vinamilk”

“Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, người sáng lập phải đối diện với rất nhiều áp lực. Thiếu vốn, thiếu nhân lực, cô đơn, không được động viên… trong khi lại chưa nhận được những kết quả khả quan nào từ thị trường”

“Có bền chí, có đủ đam mê hay không là một trong những cửa ải để thử thách những nhà khởi nghiệp”

Shark Nguyễn Xuân Phú - Nhà sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse
Shark Nguyễn Xuân Phú – Nhà sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Sunhouse

“Mình đừng nghĩ mình giỏi thì mình thành công, không phải. Có thể chỉ cần thời điểm mình nhập cuộc sai thôi cũng có thể dẫn đến thất bại. Vậy thì mình hãy bình tĩnh, kiên trì để tiếp tục đi. Thời điểm, thời thế rất quan trọng để một startup thành công”

“Chúng ta cũng đừng có nản khi chúng ta khởi nghiệp mà thất bại. Vì chúng ta nhớ rằng tỉ lệ thất bại là 95% cơ mà”

“Tôi nghĩ cuộc đời là sự công bằng. Ai muốn hài hoà sẽ không có đỉnh cao. Muốn đỉnh cao phải chấp nhận khiếm khuyết. Điều đó là bình thường, do lựa chọn của mỗi người mà thôi”

“Có một nguyên tắc thế này: bao giờ cạnh núi cao cũng là vực sâu, còn đồng bằng bằng phẳng thì tất cả xung quanh sẽ bằng phẳng. Cuộc sống cũng vậy, muốn vượt trội lĩnh vực này phải hy sinh đâu đó những việc khác. Vì thế những người thành công vang dội trong sự nghiệp phải hy sinh nhiều điều nhất định”

“Ý tôi muốn nói là mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có những điều kiện mà tại đó nếu đánh đổi sẽ được gì và mất gì. Nếu bạn thấy cái bạn nhận được thật sự có ý nghĩa với cuộc sống của bạn thì nên đánh đổi, còn đánh đổi mà chả được gì thì đánh đổi làm gì”.

“Không ai bắt chước được ai. Sự đánh đổi có đáng giá hay không chỉ các bạn mới biết, không ai biết thay được. Quan điểm của tôi là các bạn trẻ hãy quan sát chứ không bắt chước, hãy xem xét, học hỏi để ngộ ra rồi áp dụng cho chính mình. Đây là lời khuyên tôi nghĩ giới trẻ nên để ý”

“Anh chả hiểu gì về CNTT, nhưng anh vẫn muốn đầu tư vì anh muốn hiểu nó. Chẳng may anh mất tiền thì anh sẽ phải tự học”

5/5 - (6 bình chọn)

Đăng ký
Nhận thông báo
guest

0 BÌNH LUẬN
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
error: Bản quyền thuộc Adautu.com